Cefoxitin 2g

TÓM TẮT – Cefoxitin

NHÓM THUỐC:

Kháng sinh nhóm Cephalosporine thế hệ 2

THÀNH PHẦN:

Cefoxitin natri 2g

CHỈ ĐỊNH:

Cefoxitin được chỉ định điều trị các nhiễm do các chủng vi khuẩn nhạy cảm:
Nhiễm trùng đường hô hấp dưới
Nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm trùng ổ bụng
Nhiễm trùng phụ khoa
Nhiễm khuẩn huyết
Nhiễm trùng xương khớp
Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da
Dự phòng
Cefoxitin được chỉ định trong dự phòng nhiễm trùng ở những bệnh nhân phẫu thuật dạ dày-ruột, phẫu thuật cắt bỏ tử cung vùng âm đạo, cắt bỏ tử cung ở vùng bụng, hoặc mổ lấy thai.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Chống chỉ định ở những người quá mẫn cảm với cefoxitin natri và nhóm kháng sinh cephalosporin.
Chống chỉ định ở những bệnh nhân có phản ứng dị ứng mạnh với penicillin (sốc phản vệ, phù mạch hoặc nổi mề đay).

TÁC DỤNG:

Cefoxitin là một kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 2. Tác dụng diệt khuẩn do ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.
Cefoxitin có phổ tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn Gram âm và Gram dương nhưng mạnh hơn với các vi khuẩn kỵ khí, đặc biệt là Bacteroides fragilis.
Cefoxitin bền với nhiều loại beta-lactamase, kể cả của Bacteroides spp. Tuy nhiên, đã xuất hiện đề kháng ở B. fragilis. Có thể có sự đề kháng chéo với các kháng sinh khác.

TÁC DỤNG PHỤ:

Phản ứng dị ứng:
Phản ứng mẫn cảm: Ban sẩn, ban đỏ, viêm da tróc vảy, ngứa, tăng bạch cầu ưa eosin, sốt và các phản ứng mẫn cảm khác. Phản ứng quá mẫn và phù mạch hiếm khi xảy ra. Nếu xảy ra phản ứng quá mẫn, ngưng diều trị bằng cefoxitin và có những liệu pháp thích hợp như epinephrin, các corticoid, thông thoáng đường thở, thở oxy.
Tim mạch : Hạ huyết áp.
Đường tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm đại tràng giả có thể xuất hiện trong hoặc sau khi điều trị kháng sinh.
Máu: Tăng bạch cầu, tiểu cầu, bạch cầu đa nhân, bạch cầu trung tính thoáng qua, giảm tuỷ xương. Thiếu máu bao gồm thiếu máu tan huyết. Có thể tạo kết quả dương tính giả đối với phép thử Coombs trực tiếp.
Chức năng gan:
Viêm gan và vàng da ứ mật, tăng transaminase.
Chức năng thận:
Tăng creatin huyết tương và/hoặc ure máu. Độc thận và giảm niệu ít khi xảy ra.

LIỀU DÙNG:

Người lớn: 
Thông thường từ 1 – 2 gam mỗi sáu đến tám giờ..
Với các bệnh nhân chạy thận nhân tạo, liều 1-2 gam nên được dùng sau mỗi lần chạy thận..
Trẻ em: 
– Trẻ em trên ba tháng tuổi liều từ 80-160 mg / kg thể trọng mỗi ngày chia làm 4 – 6 lần.
Tổng số liều dùng hàng ngày không nên vượt quá 12 gam.
– Tại thời điểm này không có đề nghị được thực hiện cho bệnh nhi từ sơ sinh đến ba tháng tuổi.
– Ở bệnh nhân suy thận ở trẻ em, liều lượng và tần suất liều dùng nên được điều chỉnh phù hợp với các khuyến nghị cho người lớn.
Liều dùng dự phòng: 
– Cefoxitin nên được dùng trước nửa giờ đến một giờ trước khi phẫu thuật.
Người lớn: 
– Liều dùng dự phòng trong phẫu thuật tiêu hóa, cắt bỏ tử cung: 2g tiêm tĩnh mạch trước khi phẫu thuật, tiếp đó 2 gam mỗi 6 giờ sau liều tiêm đầu tiên không quá 24 giờ.
– Liều dùng dự phòng cho bệnh nhân mổ lấy thai: Tiêm tĩnh mạch một liều đơn 2g cho người mẹ ngay khi kẹp dây rốn.
Bệnh nhân nhi khoa (3 tháng tuổi trở lên): 30 – 40 mg / kg / thể trọng, dùng trước khi phẫu thuật.
Cách dùng:
Tiêm bắp sâu, tiêm tĩnh mạch chậm trong 3-5 phút hoặc truyền tĩnh mạch.
Pha 1g Cefoxitin trong 10 ml dung tịch pha tiêm như nước cất pha tiêm, nước muối 0,9%, dextrose 5%.

THÔNG TIN THUỐC – Cefoxitin

DƯỢC LỰC HỌC:

Cefoxitin là một kháng sinh Cephalosporin bán tổng hợp, phổ rộng.
Hoạt tính kháng khuẩn của Cefoxitin do ức chế thành tế bào vi khuẩn. Cefoxitin có phổ kháng khuẩn invitro rộng trên nhiều loại vi khuẩn gram (+) và gram (-).
Nhóm Methoxy ở vị trí 7a giúp Cefoxitin bền với enzym beta-lactamase (cả Penicilinase và Cephalosporinase) của vi khuẩn gram (-)

DƯỢC ĐỘNG HỌC:

Sau khi tiêm tĩnh mạch Cefoxitin Gerda 2G liều 1g, nồng độ huyết thanh của Cefoxitin là 110 mcg/ml sau 5 phút, giảm dẫn đến ít hơn 1 mcg/ml sau 4 giờ.
Thời gian bán thải sau 1 liều tiêm tĩnh mạch từ 41 đến 59 phút.
Khoảng 85% Cefoxitin bài tiết dưới dạng không đổi qua thận trong khoảng 6 giờ, dẫn đến nồng độ thuốc cao trong nước tiểu.
Probenecid làm chậm bài tiết Cefoxitin ở ống thận, làm tăng nồng độ thuốc trong huyết thanh.
Cefoxitin qua màng phổi, khớp và thuốc còn được phát hiện trong mật.

TƯƠNG TÁC THUỐC:

Dùng đồng thời Cefoxitin với Aminoglyeosid, Furosemide làm tăng nguy cơ độc thận.
Tương kỵ vật lý xảy ra nếu trộn trực tiếp 2 dung dịch chứa Cefoxitin và Aminoglycosid với nhau.
Probenecid: Dùng đồng thời làm giảm bài tiết Cefoxitin qua thận, dẫn đến nồng độ trong huyết thanh cao và kéo dài hơn.
Xét nghiệm Creatinin: Nồng độ cao của Cefoxitin (> 100 mcg/ml) có thể làm giá trị creatinin trong huyết thanh và nước tiểu tăng cao giả khi thực hiện phản ứng Jaffe.
Xét nghiệm Glucose: Có thể phản ứng dương tính giả trong thử nghiệm Glucose trong nước tiểu bằng phương pháp Clinitest, dung dịch Benedict hoặc dung dịch Fehling.

Huuthanhphar.

Lưu ý: Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Tài liệu tham khảo:
Dược thư quốc gia Việt Nam.
Bộ Y tế (2016), Dược lý học, Nhà xuất bản Y học.

Để lại một bình luận