TÓM TẮT – Cefazoline
NHÓM THUỐC:
Kháng sinh nhóm Cephalosporine thế hệ 1
THÀNH PHẦN:
Cefazoline sodium 1g
CHỈ ĐỊNH:
Nhiễm khuẩn tai mũi họng, phế quản, phổi, tiết niệu sinh dục.
Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim.
Nhiễm khuẩn răng miệng, ngoài da, thanh mạc, xương khớp.
Một số trường hợp nhiễm khuẩn huyết và viêm nội tâm mạc.
Một số trường hợp nhiễm khuẩn đường mật và tiết niệu sinh dục.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Quá mẫn với cephalosporin.
Dạng tiêm bắp: quá mẫn với lidocain, trẻ < 30 tháng.
Thận trọng với người suy thận và có tiền sử dị ứng với penicillin
TÁC DỤNG:
Tác động kìm hãm sự phát triển và phân chia vi khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn.
TÁC DỤNG PHỤ:
Các phản ứng dị ứng: ngứa ,ban da, mày đay… nặng hơn là shock phản vệ, phù Quink, hội chứng Stevens- Johnson nhưng tần suất ít hơn các penicillin.
Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.
Bội nhiễm nấm ở miệng,viêm ruột kết màng giả, tăng men gan.
Thay đổi huyết học, có thể tăng bạch cầu ưa eosin.
Tăng urê & creatinin huyết. Bệnh não. Ðau, viêm tại nơi tiêm, viêm tĩnh mạch.
LIỀU DÙNG:
Pha dung dịch tiêm tùy theo cỡ lọ:
Lọ 1 g chỉ nên pha loãng với nước cất tiêm.
Lắc mạnh thuốc tiêm khi pha với dung môi.
Tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch: Pha thuốc theo hướng dẫn của bảng pha loãng ở trên. Tiêm truyền tĩnh mạch liên tục hay gián đoạn: Pha loãng tiếp cefazolin đã pha với 50 – 100 ml của một trong những dung môi tương hợp.
THÔNG TIN THUỐC – Cefazoline
DƯỢC LỰC HỌC:
Cefazolin là kháng sinh nhóm cephalosporin “thế hệ 1”.
Tác động kìm hãm sự phát triển và phân chia vi khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn.
Cefazolin có tác dụng mạnh trong các bệnh nhiễm khuẩn Gram dương do Staphylococcus aureus (kể cả chủng tiết penicilinase), Staphylococcus epidermidis, Streptococcus beta – hemolyticus nhóm A, Streptococcus pneumoniae và các chủng Streptococcus khác (nhiều chủng Enterococcus kháng cefazolin).
DƯỢC ĐỘNG HỌC:
Hấp thu:
Ít hấp thu qua đường tiêu hoá,thường dùng đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
Phân bố:
Rộng khắp cơ thể , qua nhau thai và sữa mẹ, nhưng ít qua dịch não tuỷ.
Chuyển hoá:
Thuốc hầu như không chuyển hoá trong cơ thể.
Thải trừ:
Chủ yếu qua nước tiểu, thời gian bán thải trung bình từ 1- 1,5h và kéo dài ở trẻ sơ sinh và người suy thận.
TƯƠNG TÁC THUỐC:
Probenecid, warfarin, rượu.
Huuthanhphar.
Lưu ý: Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Tài liệu tham khảo:
Dược thư quốc gia Việt Nam.
Bộ Y tế (2016), Dược lý học, Nhà xuất bản Y học.