Rocephin 1g

TÓM TẮT – Ceftriaxon

NHÓM THUỐC:

Kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ III

THÀNH PHẦN:

Ceftriaxon sodium 1g

CHỈ ĐỊNH:

Điều trị nhiễm khuẩn nặng do đã kháng cephalosporin thế hệ I và thế hệ II:
Nhiễm khuẩn huyết.
Viêm màng não, áp xe não, viêm màng trong tim.
Nhiễm khuẩn ổ bụng, xương khớp, da & mô liên kết.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp nặng, đặc biệt là viêm phổi, viêm tai giữa.
Nhiễm khuẩn thận, tiết niệu, sinh dục, bao gồm lậu cầu.
Nhiễm khuẩn ở người suy giảm sức đề kháng.
Phòng ngừa nhiễm khuẩn trong phẫu thuật.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Dị ứng với cephalosporin.
Trẻ sơ sinh thiếu tháng.
Thận trọng với người suy thận.
Tiền sử dị ứng với penicillin vì có thể dị ứng chéo.

TÁC DỤNG:

Ceftriaxon là một cephalosporin thế hệ 3 có hoạt phổ rộng, được sử dụng dưới dạng tiêm.
Tác dụng diệt khuẩn của nó là do ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.
Ceftriaxon bền vững với đa số các beta lactamase (penicilinase và cephalosporinase) của các vi khuẩn Gram âm và Gram dương

TÁC DỤNG PHỤ:

Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, phản ứng da, rối loạn huyết học, viêm tại nơi tiêm.

 

LIỀU DÙNG:

Người lớn & trẻ > 12 tuổi: 1-2g x 1 lần/ngày, trường hợp nặng có thể tăng đến 4g/lần/ngày.
Trẻ < 12 tuổi: 20-80mg/kg x 1 lần/ngày.
Viêm màng não có thể đến 100mg/kg/ngày, nhưng không quá 4g.
Tiêm IV chậm (hoà 1g với 10mL nước cất) hay truyền IV (hoà 2g trong 40mL dung dịch không chứa Ca như NaCl 0.9% hay Dextrose 5%).

THÔNG TIN THUỐC – Ceftriaxon

DƯỢC LỰC HỌC:

Tác dụng diệt khuẩn của nó là do ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.
Ceftriaxon bền vững với đa số các beta lactamase (penicilinase và cephalosporinase) của các vi khuẩn Gram âm và Gram dương

DƯỢC ĐỘNG HỌC:

Hấp thu : Ceftriaxone hấp thu kém qua đường tiêu hoá, chỉ dùng đường tiêm.
Phân bố: rộng khắp các mô và dịch cơ thể, xâm nhập tốt vào dịch não tuỷ, nhất là khi màng não bị viêm. Thuốc qua được nhau thai và sữa mẹ.
Chuyển hoá:ở gan.
Thải trừ: chủ yếu qua thận.

TƯƠNG TÁC THUỐC:

Ðối kháng với chloramphenicol (in vitro).
Tương kị với các dung dịch chứa Ca. Không pha chung ống tiêm với aminoglycosid.
Khi dùng đồng thời với các thuốc gây độc với thận như aminosid, furosemid, acid ethacrynic… sẽ làm tăng độc tính với thận.
Probenecid làm chậm thẩ trừ, do đó kéo dài tác dụng của cephalosporin

Huuthanhphar.

Lưu ý: Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Tài liệu tham khảo:
Dược thư quốc gia Việt Nam.
Bộ Y tế (2016), Dược lý học, Nhà xuất bản Y học.

Để lại một bình luận