TÓM TẮT – Ketamine
NHÓM THUỐC:
Nhóm thuốc gây tê, gây mê.
THÀNH PHẦN:
Ketamine hydrochloride 500mg
CHỈ ĐỊNH:
Thuốc có thể dùng cho các phẫu thuật có thời gian ngắn và trong các can thiệp chẩn đoán gây đau hay có dùng thiết bị.
Thuốc cũng có thể dùng để dẫn mê trước khi dùng các thuốc gây mê khác.
Ketamine giúp tăng cường hiệu quả của các thuốc gây mê yếu
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
– Quá mẫn với hoạt chất.
– Chứng kinh giật, cao huyết áp.
– Những người bệnh có tiền sử co giật, tăng áp lực nội nhãn, tăng áp lực nội sọ.
TÁC DỤNG:
Ketamin có tác dụng gây mê phân lập do cắt đứt chọn lọc những con đường hội tụ ở não, thuốc gây dịu thần kinh và làm mất trí nhớ trong đó người bệnh vẫn có vẻ tỉnh nhưng cách biệt với môi trường, bất động và không cảm thấy đau.
Tác dụng kích thích hô hấp và tim mạch của ketamin có thể sử dụng cho những người có nguy cơ cao trong sốc do giảm thể tích máu.
Thuốc có tác dụng giãn phế quản và do đó cũng có thể dùng cho những người bị hen phế quản và điều trị hen bằng thở máy.
Có thể sử dụng tác dụng giảm đau của ketamin để hỗ trợ cho gây tê từng vùng hay trong các trường hợp chấn thương rộng.
TÁC DỤNG PHỤ:
Tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, tăng áp lực nội sọ, trụy hô hấp, nhìn đôi, rung giật nhãn cầu, buồn nôn, nôn, chảy nước mắt, tiết nước bọt, tăng trương lực cơ, và ảo giác, kích động tâm thần vận động, có thể xảy ra khi hồi phục.
LIỀU DÙNG:
Liều lượng được xác định tùy theo từng cá thể.
Liều tiêm tĩnh mạch:
– Người lớn: liều tiêm tĩnh mạch khởi đầu thay đổi từ 1,0-4,5 mg/kg thể trọng.
– Trẻ em: 0,5-4,5 mg/kg thể trọng.
Liều trung bình gây mê trong thời khoảng 5-10 phút là 2,0 mg/kg thể trọng.
Liều tiêm bắp:
– Người lớn: liều tiêm bắp khởi đầu thay đổi từ 6,5-13,0 mg/kg thể trọng.
Một liều 10 mg/kg gây mê được trong thời khoảng 12-25 phút.
– Trẻ em: 2,0-5,0 mg/kg thể trọng.
Gây mê có thể được duy trì bằng nửa liều khởi đầu.
THÔNG TIN THUỐC – Ketamine
DƯỢC LỰC HỌC:
DƯỢC ĐỘNG HỌC:
– Hấp thu: Ketamin hấp thu nhanh sau khi tiêm và phân bố nhanh vào các mô được tưới máu tốt kể cả não.
– Phân bố: Nửa đời phân bố khoảng 7-11 phút và thể tích phân bố khoảng 3,3 lit/kg.
– Chuyển hoá: Ketamin chuyển hoá ở gan tạo thành chất chuyển hoá có hoạt tính. Các đường chuyển hoá khác là phản ứng hydroxyl hoá vòng cyclohexan và liên hợp với acid glucuronic.
– Thải trừ: Khoảng 90% liều được bài xuất ra nước tiểu trong đó có khoảng 4% dưới dạng ketamin nguyên vẹn, 5% được thải trừ theo đường phân.
TƯƠNG TÁC THUỐC:
Ketamine làm tăng tác dụng ức chế của barbiturate và opioid.
Thời gian gây mê tăng trong trường hợp tiền mê bằng diazepam, hydroxyzine và quinalbarbitone.
Thuốc làm tăng mạnh tác dụng của tubocurarine và ergometrine, nhưng không làm thay đổi tác dụng của pancuronium và succinylcholine. Trong khi điều trị tuyến giáp trạng, thì Calypsol có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim.
Barbiturate có tương kỵ hóa học với ketamine, vì vậy không nên dùng chung trong một ống tiêm.
Huuthanhphar.
Lưu ý: Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Tài liệu tham khảo:
Dược thư quốc gia Việt Nam.
Bộ Y tế (2016), Dược lý học, Nhà xuất bản Y học.