Fraxiparine 2850 UI

TÓM TẮT – Nadroparin

NHÓM THUỐC:

Thuốc tác dụng với máu

THÀNH PHẦN:

Adroparin Calcium 2850 UI anti Xa/ 0,3ml

CHỈ ĐỊNH:

Phòng ngừa thuyên tắc mạch do huyết khối đặc biệt trong phẫu thuật chỉnh hình và phẫu thuật tổng quát bệnh nhân nội khoa có nguy cơ cao (suy hô hấp và hay nhiễm trùng hô hấp và hay suy tim), nằm viện khoa săn sóc đặc biệt.

Điều trị các huyết khối đã thành lập ở tĩnh mạch sâu.
Ngăn ngừa cục máu đông trong tuần hoàn ngoài cơ thể khi chạy thận nhân tạo.
Điều trị cơn đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim không sóng Q.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Mẫn cảm với nadroparin .
Tiền căn xuất huyết giảm tiểu cầu với nadroparin.
Tổn thương các cơ quan dễ gây chảy máu (chẳng hạn loét dạ dày tiến triển).
Xuất huyết não.
Viêm nội mạc nhiễm trùng cấp tính.
Chống chỉ định với các thuốc salicylat, thuốc kháng viêm không steroid, ticlopidin.

TÁC DỤNG:

Nadroparin có tác dụng chống đông máu nhanh cả in vitro và in vivo.

Thuốc còn có tác dụng chống viêm, ức chế các phản ứng quá mẫn, kháng histamin, serotonin, bradykinin, ức chế tiết aldosteron và làm giải phóng lipoproteinlipase ở mô.

Thuốc làm hạ triglycerid huyết tương.
Thuốc là một glycosaminoglycan với trọng lượng phân tử trung bình khoảng 4300 dalton. Thuốc có tỷ lệ hoạt tính chống huyết khối vừa tức thì vừa lâu dài.

TÁC DỤNG PHỤ:

Các tác dụng phụ chung cho các chế phẩm heparine khác:
Xuất huyết thấy rõ hay không thấy rõ, thường gặp ở các bệnh nhân có nguy cơ cao (xem thêm chống chỉ định và tương tác thuốc).
Một vài trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu, đôi khi nặng đã được ghi nhận (xem Chú ý đề phòng).

Vài trường hợp có hoại tử da, thường xảy ra ở vị trí tiêm chích với heparine hay các héparine có trọng lượng phân tử thấp đã được báo cáo.

Tụ máu ở vị trí tiêm chích, đôi khi là những nốt cứng. Các nốt này mất đi sau vài ngày.
Tăng men transaminase, thường chỉ thoáng qua.

LIỀU DÙNG:

Phẫu thuật tổng quát: Liều 0,3 ml mỗi ngày, trong ít nhất 7 ngày, trong tất cả mọi trường hợp, nên phòng ngừa qua khỏi giai đoạn nguy cơ hoặc ít nhất cho đến khi bệnh nhân đi lại được. Liều đầu tiên được tiêm từ 2-4 giờ trước khi phẫu thuật.

Phẫu thuật chỉnh hình: Liều đầu tiên được tiêm 12 giờ trước khi mổ và 12 giờ sau khi mổ xong. Những ngày sau tiêm 1 lần/ngày trong ít nhất 10 ngày, trong tất cả mọi trường hợp, nên phòng ngừa qua khỏi giai đoạn nguy cơ hoặc ít nhất cho đến khi bệnh nhân đi lại được.

Điều trị các huyết khối đã thành lập ở tĩnh mạch sâu:
Tiêm Fraxiparine dưới da ngày 2 lần (mỗi 12 giờ) trong thời gian thông thường là 10 ngày với liều tùy thuộc vào cân nặng của cơ thể:

THÔNG TIN THUỐC – Nadroparin

DƯỢC LỰC HỌC:

Antithrombin III (kháng thrombin III) có tác dụng chống đông máu do làm mất hiệu lực của thrombin III và các yếu tố đông máu IX, X, XI, XII đã hoạt hóa.

Nadroparin tạo phức với antithrombin III, phức này tăng cường tác dụng của antithrombin III lên 1000 lần, nên các yếu tố đông máu trên và thrombin mất nhanh hiệu lực dẫn đến máu không đông được.

Nadroparin có thể bám vào thành tế bào nội mạc mạch, kích thích tổng hợp và bài tiết yếu tố hoạt hoá plasminogen của mô do đó có khả năng chống huyết khối nhẹ.
Liều cao nadroparin làm tăng liên kết fibrinogen với tiểu cầu hình thành các vi kết tập tiểu cầu gây giảm tiểu cầu…
Thuốc ít có tương tác với tiểu cầu và chỉ ức chế yếu tố X hoạt hoá, không ức chế thrombin nên giảm được nguy cơ chảy máu.

Thuốc còn có tác dụng chống viêm, ức chế các phản ứng quá mẫn, kháng histamin, serotonin, bradykinin, ức chế tiết aldosteron và làm giải phóng lipoproteinlipase ở mô.

Thuốc là một glycosaminoglycan với trọng lượng phân tử trung bình khoảng 4300 dalton. Thuốc có tỷ lệ hoạt tính chống huyết khối vừa tức thì vừa lâu dài.

DƯỢC ĐỘNG HỌC:

Nồng độ thuốc tối đa đạt được trong huyết thanh khoảng 4-6 giờ sau khi tiêm dưới da.
Thời gian bán thải khoảng 8-10 giờ
Hoạt tính chống yếu tố Xa kéo dài ít nhất 18 giờ sau khi tiêm dưới da.
Sinh khả dụng của thuốc gần như hoàn toàn (khoảng 98%).

TƯƠNG TÁC THUỐC:

Không nên sử dụng cùng lúc với aspirine, (hoặc các salicylate khác), thuốc kháng viêm không corticoide và thuốc chống tiểu cầu vì làm tăng nguy cơ xuất huyết.
Trong trường hợp không tránh được sự phối hợp thuốc, phải theo dõi lâm sàng và các chỉ số sinh học cẩn thận.

Thận trọng khi sử dụng Fraxiparine cho các bệnh nhân đang điều trị thuốc kháng đông uống, các thuốc corticoide dùng đường toàn thân và dextran.
Khi dùng kháng đông uống trên bệnh nhân dùng nadroparine, cần tiếp tục dùng heparine cho đến khi chỉ số INR ổn định theo mục tiêu.

Huuthanhphar.

Lưu ý: Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Tài liệu tham khảo:
Dược thư quốc gia Việt Nam.
Bộ Y tế (2016), Dược lý học, Nhà xuất bản Y học.

Để lại một bình luận