TÓM TẮT – Acid tranexamic
NHÓM THUỐC:
Thuốc tác dụng đối với máu
THÀNH PHẦN:
Acid tranexamic 250mg
CHỈ ĐỊNH:
Xu hướng chảy máu được coi như liên quan tới tăng tiêu fibrine (bệnh bạch cầu, bệnh thiếu máu không tái tạo, ban xuất huyết… và chảy máu bất thường trong và sau khi phẫu thuật).
Chảy máu bất thường được coi như liên quan tới tăng tiêu fibrine tại chỗ (chảy máu ở phổi, mũi, bộ phận sinh dục, hoặc thận hoặc chảy máu bất thường trong hoặc sau khi phẫu thuật tuyến tiền liệt).
Những triệu chứng như đỏ, sưng hoặc ngứa trong các bệnh như: mề đay, dị ứng thuốc hoặc ngộ độc thuốc.
Những triệu chứng như đỏ, sưng, ngứa, rát họng trong các bệnh: viêm amiđan, viêm họng-thanh quản.
Ðau trong khoang miệng hoặc áp-tơ trong các trường hợp viêm miệng.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Quá mẫn với acid tranexamic.
Có tiền sử mắc bệnh huyết khối.
Trường hợp phẫu thuật hệ thần kinh trung ương, chảy máu hệ thần kinh trung ương và chảy máu dưới màng nhện hoặc những trường hợp chảy máu não khác.
TÁC DỤNG:
Tác dụng kháng plasmin:
Acid tranexamic gắn mạnh vào vị trí liên kết lysin (LBS), vị trí có ái lực với fibrin của plasmin và plasminogen, và ức chế sự liên kết của plasmin và plasminogen vào fibrin.
Do đó, sự phân hủy bởi plasmin bị ức chế mạnh. Với sự có mặt của các kháng plasmin, như a2-macroglobulin, trong huyết tương, tác dụng kháng tiêu fibrin của acid tranexamic còn được tăng cường thêm.
Tác dụng cầm máu:
Plasmin tăng quá mức gây ra ức chế kết tụ tiểu cầu, sự phân hủy của các tác nhân đông máu… nhưng ngay cả một sự tăng nhẹ cũng làm cho sự thoái hóa đặc hiệu của fibrin xảy ra trước đó.
Do đó, trong những trường hợp chảy máu bình thường, sự có mặt của acid tranexamic tạo ra sự cầm máu bằng cách loại bỏ sự phân hủy fibrin đó.
Tác dụng chống dị ứng và chống viêm:
Acid tranexamic ức chế quá trình sản xuất kinin và những peptid có hoạt tính khác… do plasmin, có thể gây ra sự tăng tính thấm thành mạch, dị ứng và những tổn thương viêm.
TÁC DỤNG PHỤ:
Hiện tượng quá mẫn: Những triệu chứng như ngứa hoặc phát ban có thể ít khi xảy ra. Trong trường hợp xảy ra những triệu chứng đó, phải ngưng điều trị.
Tiêu hóa: Những triệu chứng như chán ăn, buồn nôn/nôn, tiêu chảy và ợ nóng không thường xuyên.
Những tác dụng phụ khác: Buồn ngủ và nhức đầu có thể hiếm khi xảy ra.
Dạng tiêm:
Phản ứng có hại được ghi nhận trên lâm sàng lá sốc (choáng). Sốc hiếm khi xảy ra.
Trong trường hợp tiêm tĩnh mạch: rất ít khi xảy ra trường hợp mất khả năng phân biệt màu sắc (trong một thời gian ngắn), thoáng qua.
LIỀU DÙNG:
Dạng tiêm:
Ðối với người lớn, thông thường dùng 250-500mg acid tranaxamic mỗi ngày, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch một lần hoặc chia làm hai lần.
Có thể dùng 500 đến 1000mg tiêm tĩnh mạch hoặc 500 đến 2500mg tiêm truyền nhỏ giọt mỗi lần theo yêu cầu trong khi hoặc sau khi phẫu thuật.
Cụ thể: Ðối với người lớn, dùng 1-2 ống (5-10ml) mỗi ngày, thường được tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp một lần hoặc chia làm hai lần.
2-10 ống (10-50ml) được dùng cho mỗi lần truyền tĩnh mạch nhỏ giọt, theo yêu cầu trong hoặc sau khi phẫu thuật.
THÔNG TIN THUỐC – Acid tranexamic
DƯỢC LỰC HỌC:
DƯỢC ĐỘNG HỌC:
Dạng tiêm:
Nồng độ trong máu:
Những nồng độ trong máu, với liều 500mg acid tranexamic được cho qua đường tiêm bắp hoặc 1000mg được cho qua đường tiêm tĩnh mạch cho những người lớn khỏe mạnh, lần lượt là:
21,2mcg (30 phút sau khi dùng thuốc) và 60mcg/ml (15 phút sau khi cho thuốc).
Thời gian bán hủy sinh học lần lượt là 2,0 giờ và 1,9 giờ.
Thải trừ:
Khi cho 1000mg acid tranexamic qua đường tiêm tĩnh mạch cho những người lớn khỏe mạnh, mức độ thải trừ qua đường tiết niệu khoảng 80% 24 giờ sau khi cho thuốc.
Khi cho 500mg qua đường tiêm bắp, mức độ thải trừ là 55% sau 4 giờ và 75% sau 24 giờ.
TƯƠNG TÁC THUỐC:
Không nên dùng đồng thời acid tranexamic với estrogen vì có thể gây huyết khối nhiều hơn.
Thận trọng khi dùng đồng thời acid tranexamic với các thuốc cầm máu khác.
Huuthanhphar.
Lưu ý: Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Tài liệu tham khảo:
Dược thư quốc gia Việt Nam.
Bộ Y tế (2016), Dược lý học, Nhà xuất bản Y học.