SƠ LƯỢC VỀ VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
1. MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY BỆNH
– Nhiễm Helicobacter pylori (HP)
– Sử dụng thuốc (NSAIDs, thuốc kháng kết tập tiểu cầu)
– Stress
– Hút thuốc lá (loét dạ dày)
– Sử dụng nhiều thức uống có cồn.
– Yếu tố di truyền (trực hệ, sinh đôi cùng trứng, nhóm máu O, tăng pepsinogen I trong máu)
2. BIẾN CHỨNG VÀ HẬU QUẢ LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG
– Xuất huyết tiêu hóa: Nôn ra máu, tiêu phân đen
– Thủng dạ dày: Cơn đau thượng vị đột ngột, dữ dội như dao đâm, lan ra toàn vùng bụng
– Hẹp môn vị: Đầy bụng, chướng bụng, chán ăn, buồn nôn, nôn, sụt cân
– Ung thư
3. CHẨN ĐOÁN VÀ XÉT NGHIỆM HP
Lưu ý:
HP chỉ là một phần trong các yếu tố nguy cơ gây viêm loét dạ dày tá tràng.
KỸ THUẬT CÓ XÂM LẤN
Histopathology (mô bệnh học):
Tiêu chuẩn VÀNG chẩn đoán H.P, tìm H.P dạng hoạt động, độ nhạy và độ đặc hiệu > 95%
RUT-Rapid Urease Test (CLO text):
Độ đặc hiệu > 90%, tìm H.P đang hoạt động
Nuôi cấy VK:
Lâu và khá đắc tiền, có thể làm kháng sinh đồ
CLO text và xét nghiệm mô học phải ngưng Bismuth / kháng sinh 4 tuần. Ngưng PPI 2 tuần trước khi làm xét nghiệm
KỸ THUẬT KHÔNG XÂM LẤN
UBT-Ure Breath Test (test hơi thở):
Xét nghiệm ưu tiên kiểm tra kết quả diệt H.P => ngưng Bismuth / kháng sinh 4 tuần. Ngưng PPI 2 tuần trước khi làm xét nghiệm
Kháng nguyên / phân:
Thường dùng ở trẻ em
Kháng thể / Huyết thanh:
Không thể dùng để theo dõi ngay sau khi điều trị diệt H.P (bởi người nhiễm H.P thì cơ thể sẽ tồn tại kháng thể một thời gian)
4. DỰ PHÒNG LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG KHI DÙNG NSAIDs
Phải cân nhắc nguy cơ tiêu hóa và nguy cơ tim mạch.
5. CÁC THUỐC DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
NHÓM THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON (PPI)
– Làm lành vết loét sau 4 tuần (tác dụng tối đa sau 3 – 4 ngày)
– Uống 30 phút trước bữa ăn, hay tối trước khi đi ngủ.
=>Tác dụng phụ PPI
-Thường gặp : → Nhức đầu, buồn nôn, đau bụng
Khi dùng lâu dài
– Giảm hấp thu Fe, Ca, B12: cần phải chú ý bổ sung phù hợp.
– Tăng nguy cơ loãng xương , gãy xương
– Tăng nguy cơ nhiễm trùng (Clostridium difficile, Salmonella, Campylobacter)
KHÁNG HISTAMIN H2
– Làm lành vết loét sau 6 – 8 tuần
– Tác dụng kháng tiết acid bị dung nạp sớm (~ 3 ngày)
– Tác dụng phụ: nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, khi dùng lâu dài giảm tiểu cầu (có thể hồi phục)
SURAFATE
– Bao phủ vết loét
– Tương tác với Kháng Histamin H2; Vitamin A, D, E, K
– Dùng nhiều lần/ngày
– Cách xa bữa ăn
– Uống sau các thuốc khác 2h
– Tác dụng phụ: Táo bón
MISOPROTOL
– Liều trị loét: 200 mcg × 4 lần / ngày hoặc 400 mcg × 2 lần / ngày
– Ngừa loét dạ dày do NSAIDs 200 mcg × 3 – 4 lần / ngày
– Tác dụng phụ: Tiêu chảy do co thắt cơ trơn → Dùng thuốc trong bữa ăn và trước khi đi ngủ
– Chống chỉ định cho PNCT
PIRENZEPIN, SCOPOLAMIN, ATROPIN:
– Giảm tiết acid, giảm co thắt
– Hiệu quả kém, nhiều tác dụng phụ => hiện ít dùng
DIAZEPAM, SULPIRID:
– Cắt kích thích dẫn truyền từ vỏ não, giảm đau, giảm tiết acid
DROTAVERIN, ALVERIN
– Chống co thắt
SOMATOSTATIN ANALOGUE (OCTREOTID, LANREOTID)
– Ức chế tiết gastrin
– Dùng trong hội chứng Zolliger-Ellison
Ngoài ra còn có một số thuốc khác sử dụng theo phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có HP dương tính.
6. ĐIỀU TRỊ VẾT LOÉT ĐANG CÓ XUẤT HUYẾT
Tiến hành biện pháp nội soi cầm máu → Tiêm liền nạp PPI 80mg ; duy trì 80mg PPI trong 72 giờ
Các phương pháp khác: Phương pháp hoạt động nhiệt, nội soi dùng điện cực, dùng đầu dò nhiệt, tiêm chất xơ
7. PHÒNG NGỪA VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
Sử dụng thuốc đúng hướng dẫn của thầy thuốc.
Không hút thuốc lá.
Không nên ăn quá cay, chua, nóng, thức ăn có nhiều gia vị như: ớt, xả, hành tây, không ăn nhiều dầu mỡ.
Không nên uống rượu bia quá nhiều nhất là khi đói, hạn chế uống cà phê, trà đặc nếu đã có dấu hiệu viêm loét dạ dày tá tràng.
Nên ăn đúng giờ.
Sau khi ăn không nên làm việc ngay hoặc không nên chạy nhảy, tập thể dục ngay mà cần ngồi thoải mái để thức ăn được nhào trộn kỹ ở dạ dày trước khi xuống ruột non.
Hàng ngày, nên có chế độ tập đều đặn, nhẹ nhàng tùy theo sức của mình, phòng tránh stress.
Không nên thức khuya (quá 23h), không thức dậy quá sớm (trước 5h00).
Về Helicobacter pylori
Không nên quá lo lắng nếu vô tình phát hiện bạn bị nhiễm HP:
Nhiễm trùng H. pylori ở dạ dày có thể được xem là bình thường, bởi vì hơn một nửa nhân loại sống trên hành tinh này có vi trùng H. pylori trong dạ dày.
Nhiễm khuẩn H. pylori trong dạ dày rất phổ biến trên thế giới.
Hơn 80% người bị nhiễm H. pylori không gây triệu chứng hay biến chứng, chỉ có một tỉ lệ nhỏ người bị nhiễm H. pylori trong dạ dày là có các hậu quả bệnh tật nghiêm trọng cần được điều trị và theo dõi.
Tại các nước nghèo, tỉ lệ người dân bị nhiễm trùng còn cao hơn.
Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm vi trùng H. pylori trong trong dân số lên đến 75%.
Gần như tất cả các trường hợp bị nhiễm H. pylori đều bị viêm dạ dày mãn tính trên xét nghiệm mô học, tuy nhiên hầu hết vẫn là không có triệu chứng.
Đa số người lớn bị nhiễm H. pylori là do bị nhiễm trong thời kỳ trẻ em và H. pylori sẽ tồn tại đến cuối đời nếu không được điều trị.
Huuthanhphar.
189