-
Nguồn gốc Aflatoxin:
- Aflatoxin là độc tố vi nấm được sản sinh tự nhiên do một số loài Aspergillus, là một loại nấm mốc chứa độc tố, là tác nhân gây ung thư.
- Hiện nay, đã phát hiện khoảng gần 20 loại aflatoxin khác nhau. Tuy nhiên có 4 loại chính thường gặp nhất: Aflatoxin B1 (AFB1), Aflatoxin B2 (AFB2), Aflatoxin G1 (AFG1), Aflatoxin G2 (AFG2) và được phân biệt trên cơ sở màu phát quang của chúng như B (Blue: xanh nước biển), G (Green: xanh lá cây). AFB1 & AFB2 được sản xuất bởi Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus. AFG1 &AFG2 được sản xuất bởi Aspergillus parasiticus. AFB1, AFB2 trong sữa bò được chuyển hóa và gọi là Aflatoxin M1 (AFM1) và Aflatoxin M2 (AFM2).
- Trong đó AFB1 được đánh giá là có nồng độ cao nhất, gây độc nhất, sau đó là AFG1, AFB2, AFG2
Độc tố Aflatoxin thường nhiễm vào thực phẩm như:
- Các loại ngũ cốc: gạo, lúa mì, ngô.
- Các loại hạt có dầu: đậu nành, hạt bông, lạc, hạt hướng dương.
- Các loại gia vị: hạt tiêu đen, nghệ, ớt, rau mùi, gừng.
- Các loại hạt khác: hạt dẽ, dừa.
- Trong sữa động vật khi ăn phải thức ăn nhiễm Aflatoxin
- Aflatoxin tinh khiết không màu hay vàng nhạt, ít bị phá hủy trong điều kiện nấu bình thường (Aflatoxin bị phá hủy ở nhiệt độ 237-306oC), tan trong dung môi phân cực nhẹ, ít tan trong nước.
-
Cơ chế:
- Aflatoxin được chuyển hóa bởi enzym cytochrom P450 ở gan thành AFB1-8,9-epoxit để tạo thành chất gây ung thư bằng cách phá vỡ quá trình sữa chữa AND.
- AFB1 xen vào giữa AND tạo thành AFB1-E-N7-dG do phản ứng với các nguyên tử N7 của Guanine, sự đan xen của các epoxit gây ra sự chuyển G thành T ở codon 249 của gen p52, khi gen p53 bị đột biến cho thấy sự gia tăng ung thư.
-
Độc tính trên người:
- Aflatoxin tấn công vào gan ở động vật có vú.
- Khi bị phơi nhiễm mức độ nặng sẽ hoại tử gan cấp tính, gây xơ gan, ung thư gan.
Nếu ăn phải thịt chứa chứa Aflatoxin thì sẽ có các triệu chứng sau đây :
- Thường là sốt, nôn mửa, chán ăn.
- Vàng da, bụng trướng nước, phù chi dưới và các triệu chứng khác
- Tác động vào hệ tuần hoàn gây ra xuất huyết mãn tính, ngưng kết hồng cầu, giảm lượng kháng thể.
- Trong trường hợp nặng có thể gây suy gan và tử vong.
-
Độc tính trên động vật:
Aflatoxin làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng nên làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của động vật nuôi cụ thể như sau :
- Gây ra tình trạng như tốc độ tăng trưởng chậm, tiêu tốn thức ăn, khả năng chống bệnh, dịch bệnh kém.
- Phá hủy các mô gan và tế bào sống.
- Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
- Ăn mòn thành ruột và dạ dày.
- Gây ung thư cho gia súc gia cầm.
-
Biện pháp phòng tránh:
- Đối với thực phẩm khô như lạc, đậu hay gạo bị mốc, thường rửa sạch mốc, vo rửa kỹ hoặc đem phơi, sấy khô để dùng lại. Tuy nhiên việc này chỉ giúp làm sạch nấm mốc, nhưng độc tố Aflatoxin đã ngấm vào thực phẩm thì không thể loại bỏ nguy cơ nhiễm độc.
- Nên mua thực phẩm tươi, bảo quản ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thấp, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời. Ngoài ra, phải bảo đảm thực phẩm khô, bởi vì ở môi trường ẩm ướt rất dễ sản sinh nấm aspergillus flavus.
- Muốn dự trữ lạc, đậu hay gạo, … chúng ta cần phải phơi khô, loại bỏ hết những hạt dập vỡ, hạt nhăn nheo, hạt nghi mốc. Bởi trong quá trình bảo quản nếu có những hạt chớm mốc thì những bào tử mốc sẽ nhanh chóng lây lan sang những hạt lành.
- Ozone hóa có hiệu quả trong việc kiểm soát tổng số nấm và giảm nồng độ độc tố của hầu hết các aflatoxin trong điều kiện tối ưu hóa.
- Aflatoxin trong đậu phộng ở độ ẩm 5% rất nhạy cảm với ozone và dễ bị phân hủy khi phản ứng với 6.0 mg/l ozone trong 30 phút ở nhiệt độ phòng.
- Tỷ lệ giải độc của tổng aflatoxin và AFB1 lần lượt là 65,8% và 65,9%.
- Ngoài ra, nó còn được đánh giá cao bởi dinh dưỡng và chất lượng của nông sản được xử lý không thay đổi đáng kể hay không cho thấy bất kỳ tác dụng độc hại nào đối với động vật trong quá trình thực hiện
-
Quy trình định lượng:
Định lượng và định tính Aflatoxin có thể thực hiện bằng kỹ thuật sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao, sắc ký lỏng hiệu năng cao, Elisa.
6.1. Sắc kí lớp mỏng hiệu suất cao (HPTLC)
- Đây chính là 1 phương pháp cải thiện của TLC. HPTLC có tính thuyết phục cao ở 3 khía cạnh: đưa mẫu lên bản mỏng một cách tự động, cải thiện được sự đồng nhất cả lớp hấp phụ, chạy bản mỏng trong dung môi có kiểm soát. Quá trình đưa mẫu vào bản mỏng được tự động hóa, do đó các vết được định đúng vị trí và đo lường độ huỳnh quang của vết cũng bằng máy densitometers. Thể tích mẫu được dùng có thể bằng 1µl so với 5-10µl mẫu trong phương pháp TLC, như vậy sẽ làm giảm đi rất nhiều diện tích của vết.
- Nồng độ chất chuẩn có thể cần 5pg trong phân tích bằng HPTLC, do đó có thể xác định tới 30pg AFB1 ở lạc.
- HPTLC là một trong những phương pháp hiệu quả và chính xác nhất trong phân tích aflatoxin. Tuy nhiên, yêu cầu người vận hành phải lành nghề, việc thiết bị cồng kềnh, chi phí thiết bị lớn, tiền xử lý mẫu rộng giới hạn HPTLC trong phòng thí nghiệm, khó áp dụng trong tình huống thực địa.
6.2. Sắc kí lỏng cao áp (HPLC)
- Phương pháp này sử dụng hai pha là pha động và pha tĩnh, dựa trên sự hấp thụ tia Uv và xác định cường độ huỳnh quang. Các chất có bản chất khác nhau sẽ bị tách theo thời gian khác nhau trong cột tách.
- Mẫu phân tích được tách bằng Chloroform và nước, ly tâm chất tách và làm sạch qua silicagel, pha tĩnh thường sử dụng cột nhồi silicagel 5 micromet và pha động sử dụng bezen:acetonitrit:acid formic.
- Sau đó aflatoxin được phát hiện nhờ đầu dò huỳnh quang, giới hạn phát hiện thấp tới 0.1ng/kg.
- Phương pháp này cung cấp kết quả phát hiện nhanh, độ chính xác cao, độ nhạy cao và tự động hóa cao, cột sắc ký có thể sử dụng nhiều lần, thời gian ngắn. Tuy nhiên nó lại yêu cầu tinh chế mẫu nghiêm ngặt bằng các cột miễn dịch.
6.3 ELISA
- ELISA trực tiếp: Dựa trên nguyên lý kháng thể đặc hiệu được phủ trên các đĩa chuẩn độ. Dung dịch tách từ mẫu hay aflatoxin chuẩn được ủ cùng nhau hay tách thành hai bước. Sau đó rửa bằng dung dịch thích hợp. Lượng men gắn vào đĩa được xác định bằng dung dịch đặc biệt.
- Phản ứng màu được đo bằng quang phổ hoặc so sánh bằng mắt thường với các đĩa tiêu chuẩn. Phương pháp này chiếm thời gian và sai số lớn trong cùng một mẫu phân tích do sự xâm nhập của các chất ngoại lai có trong mẫu tách.
- ELISA gián tiếp: Trong phương pháp này aflatoxin gắn vào protein được phủ các đĩa chuẩn độ. Mẫu tách hay aflatoxin chuẩn được đưa vào đĩa, tiếp theo là kháng thể thứ cấp. Lượng kháng thể gắn vào đĩa được xác định do thêm IgG kháng thể gắn với photphataza kiềm và phản ứng màu xảy ra với P-nitrophenyl photphat. Lượng độc tố được xác định bằng cách so sánh với đường độc tố chuẩn. Toàn bộ quá trình chiếm khoảng 5 giờ. So sánh với phương pháp ELISA trực tiếp, phương pháp ELISA gián tiếp trải qua nhiều bước hơn và cần một kháng thể thứ cấp, vì vậy khả năng sai số cao hơn và chiếm nhiều thời gian.
- Nhận xét chung về ELISA thì đây là phương pháp có thể phân tích được đồng thời số lượng mẫu lớn; bộ dụng cụ rẻ, dễ sử dụng và không yêu cầu làm sạch mẫu rộng; không có mối nguy hiểm sức khỏe. Tuy nhiên nó đòi hỏi tốn nhiều công sức và thời gian.