Dolcontral 100 mg

TÓM TẮT – Pethidine

NHÓM THUỐC:

Pethidine là thuốc giảm đau tổng hợp loại Opiod, tác động trên thần kinh trung ương, gây nghiện.

THÀNH PHẦN:

Pethidine Hydrochloride 100mg/ 2ml

CHỈ ĐỊNH:

Ðau dữ dội không đáp ứng được bằng các thuốc giảm đau không gây nghiện.
Dùng tiền phẫu.
Cơn đau quặn mật, cơn đau quặn thận & niệu quản.
Hen tim & phù phổi do suy tâm thất trái cấp.
Ðau do u không đáp ứng được bằng các thuốc giảm đau nhẹ.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Dị ứng với pethidin hay với 1 thành phần của chế phẩm.
Bệnh gan nặng, suy chức năng gan nặng có kèm theo rối loạn về đường mật.
Suy thận nặng.
Suy hô hấp, bệnh phổi nghẽn mạn tính, hen phế quản.
Tăng áp lực nội sọ, tổn thương não.
Lú lẫn, kích động, co giật.
Ðau bụng chưa có chẩn đoán.
Ðang dùng thuốc ức chế MAO hoặc đã ngừng dùng thuốc này chưa quá 14 ngày.

TÁC DỤNG:

Pethidin được dùng làm giảm đau trong các trường hợp đau vừa và đau nặng.
Thuốc còn được dùng theo đường tiêm để gây tiền mê và để hỗ trợ cho gây mê.
Thời gian tác dụng của thuốc ngắn hơn so với khi dùng morphin.

TÁC DỤNG PHỤ:

Nguy cơ mắc nghiện cao và do đó luôn luôn phải chú ý.
Thường gặp, ADR > 1/100
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, khô miệng.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Toàn thân: Chóng mặt.
Thần kinh trung ương: Suy giảm hô hấp, buồn ngủ, ngất.
Da: Nổi mày đay.
Khác: Co thắt đường mật.

LIỀU DÙNG:

Ðể giảm đau:
Người lớn: 50 – 150 mg, uống hoặc tiêm bắp, hoặc tiêm vào tĩnh mạch thật chậm 50 – 100 mg (tốt nhất là pha loãng thuốc vào 10 ml dung dịch NaCl 0,9%), cứ 3 – 4 giờ lại dùng một liều, tùy theo từng trường hợp;
Trẻ em: 1 – 1,8 mg/kg, uống hoặc tiêm bắp, 3 – 4 giờ một lần; liều một lần không được quá 100 mg.
Ðể tiền mê:
Người lớn: 25 – 100 mg tiêm bắp, 1 giờ trước khi bắt đầu gây mê;
Trẻ em: 0,5 tới 2 mg/kg, tiêm bắp 1 giờ trước khi bắt đầu gây mê.
Nếu phải tiêm pethidin vào tĩnh mạch thì cần giảm liều và phải tiêm thật chậm, tốt nhất là nên pha loãng rồi mới tiêm.

THÔNG TIN THUỐC – Pethidine

DƯỢC LỰC HỌC:

Pethidine Hydrochloride là thuốc giảm đau trung ương tổng hợp có tính chất giống morphin.
Pethidin có tác dụng nhanh hơn và thời gian tác dụng ngắn hơn so với morphin.

DƯỢC ĐỘNG HỌC:

– Hấp thu:
Khi uống, pethidin được hấp thu ở ống tiêu hoá, nhưng sinh khả dụng theo đường uống kém hơn so với đường tiêm, vì thuốc phải qua chuyển hoá ban đầu ở gan, chỉ có khoảng 50 – 60% liều đi vào vòng đại tuần hoàn dưới dạng không biến đổi.
Sinh khả dụng đường uống tăng lên 80 – 90% ở người bệnh suy gan, do đó phải giảm liều ở bệnh nhân này.
Tác dụng của pethidin uống chỉ bằng một nửa so với pethidin tiêm.
– Phân bố:
khoảng 60 – 80% thuốc gắn vào các protein huyết tương, thể tích phân bố khoảng 4,4 l/kg.
– Chuyển hoá:
Pethidin bị gan thuỷ phân thành pethidin acid hoặc bị khử methyl thành norpethidin là chất có hoạt tính và sự tích luỹ norpethidin có thể dẫn đến ngộ độc.
– Thải trừ:
Trong nước tiểu có khoảng 2 – 5% liều thuốc được bài xuất dưới dạng không bị biến đổi và có khoảng 6% lượng norpethidin được bài xuất.
Sự đào thải pethidin và norpethidin tăng lên nếu nước tiểu acid.
Thời gian bán thải ở người bình thường khoảng 2 – 4 giờ, tăng tới 7 – 11 giờ ở người bệnh xơ gan. Norpethidin được đào thải chậm hơn, ở người bình thường là 14 – 21giờ và kéo dài tới 35 giờ ở người bệnh suy thận.

TƯƠNG TÁC THUỐC:

Các thuốc ức chế monoamin oxydase (IMAO), khi dùng cùng với pethidin có thể gây hôn mê, suy hô hấp nặng, hạ huyết áp, chứng xanh tím rất nguy hiểm.
Scopolamin, barbiturat và rượu làm tăng độc tính của pethidin, do đó phải giảm liều pethidin khi dùng đồng thời.
Phenothiazin làm tăng tác dụng ức chế của pethidin, cần giảm liều khi đồng thời dùng phenothiazin.
Cimetidin làm giảm đào thải pethidin, nếu dùng đồng thời phải theo dõi chặt chẽ người bệnh.
Phenytoin làm tăng tạo chất chuyển hóa có độc tính của pethidin. Nếu dùng đồng thời thì nên tiêm pethidin vào tĩnh mạch vì đường uống tạo ra nhiều chất chuyển hóa hơn.
Furazolidon dùng đồng thời với pethidin có thể gây sốt rất cao.

Huuthanhphar.

Lưu ý: sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Tài liệu tham khảo:
Dược thư quốc gia Việt Nam.
Bộ Y tế (2016), Dược lý học, Nhà xuất bản Y học.

Trả lời