TÓM TẮT – Gentamicin
NHÓM THUỐC:
Kháng sinh nhóm Aminoglycosid
THÀNH PHẦN:
Gentamicin sulfat 80mg/ 2ml
CHỈ ĐỊNH:
Nhiễm khuẩn giác mạc, củng mạc, chắp lẹo, viêm bờ mi, túi lệ, loét giác mạc, loét giác mạc có mủ, tổn thương mắt do dị vật, trước & sau các phẫu thuật có can thiệp nội nhãn.
Gentamicin thường phối hợp với penicillin, quinolon, clindamycin và metronidazol để nâng cao hiệu lực kháng khuẩn.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Mẫn cảm với gentamicin và với các aminoglycosid khác.
TÁC DỤNG:
Gentamicin sulfat là một kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid có tác dụng diệt khuẩn qua ức chế quá trình sinh tổng hợp protein của vi khuẩn.
Phổ diệt khuẩn của gentamicin thực tế bao gồm các vi khuẩn hiếu khí Gram âm và các tụ cầu khuẩn, kể cả các chủng tạo ra penicilinase và kháng methicilin
TÁC DỤNG PHỤ:
Thường gặp
Nhiễm độc tai không hồi phục và do liều tích tụ, ảnh hưởng cả đến ốc tai (điếc, ban đầu với âm tần số cao) và hệ thống tiền đình (chóng mặt, hoa mắt).
Ít gặp
Nhiễm độc thận có hồi phục. Suy thận cấp, thường nhẹ nhưng cũng có trường hợp hoại tử ống thận hoặc viêm thận kẽ.
Ức chế dẫn truyền thần kinh cơ, có trường hợp gây suy hô hấp và liệt cơ.
Tiêm dưới kết mạc gây đau, sung huyết và phù kết mạc.
Thiếu máu cục bộ ở võng mạc.
LIỀU DÙNG:
Ở người bệnh có chức năng thận bình thường: Người lớn 3 mg/kg/ngày, chia làm 2 – 3 lần tiêm bắp.
Trẻ em: 3 mg/kg/ngày, chia làm 3 lần tiêm bắp (1 mg/kg cứ 8 giờ 1 lần).
Thường dùng tiêm bắp. Không dùng tiêm dưới da vì nguy cơ hoại tử da.
THÔNG TIN THUỐC – Gentamicin
DƯỢC LỰC HỌC:
Getamicin sulfat là một kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid có tác dụng diệt khuẩn qua ức chế quá trình sinh tổng hợp protein của vi khuẩn.
Cơ chế tác dụng: Thuốc vào tế bào vi khuẩn nhạy cảm qua quá trình vận chuyển tích cực phụ thuộc oxy. Trong tế bào thuốc gắn với tiểu đơn vị 30S và một số với tiểu đơn vị 50S của ribosom vi khuẩn nhạy cảm, kết quả làm cho màng tế bào vi khuẩn bị khuyết tật và từ đố ức chế tế bào phất triển.
Phổ diệt khuẩn của gentamicin thực tế bao gồm các vi khuẩn hiếu khí Gram âm và các tụ cầu khuẩn, kể cả các chủng tạo ra penicillinase và kháng methicilin.
Getamicin ít có tác dụng đối với các khuẩn lậu cầu, phế cầu, não mô cầu, Citrobacter, Providencia và Enterococci. Các vi khuẩn kỵ khí bắt buộc như Bacteroides, Clostridia đều kháng Gentamicin
DƯỢC ĐỘNG HỌC:
Hấp thu:
Gentamicin ít hấp thu qua đường tiêu hoá nhưng hấp thu tốt qua đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch.
Sau khi tiêm bắp 30-60 phút thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu.
Phân bố:
Thuốc ít liên kết với protein huyết tương, duy trì tác dụng 8-12 giờ.
Khuếch tán chủ yếu vào dịch ngoại bào, vào được nhau thai và sữa mẹ với lượng nhỏ nhưng ít vào dịch não tuỷ kể cả khi màng não bị viêm.
Chuyển hoá:
Gentamicin ít chuyển hoá trong cơ thể.
Thải trừ:
Thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, khoảng 70% thuốc thải trừ trong vòng 24 giờ đầu.
Thời gian bán thải 2-4 giờ và kéo dài hơn ở người bệnh nhân suy thận, người cao tuổi hoặc trẻ sơ sinh.
TƯƠNG TÁC THUỐC:
Tăng độc thận: Aminoglycoside, Vancomycin, Cephalosporine.
Tăng độc tai: Athacrynic, Furosemide.
Nguy cơ này cũng tăng lên khi dùng gentamicin đồng thời với các thuốc có tác dụng ức chế dẫn truyền thần kinh cơ.
Indomethacin có thể làm tăng nồng độ huyết tương của các aminoglycosid nếu được dùng chung.
Việc sử dụng chung với các thuốc chống nôn như dimenhydrinat có thể che lấp những triệu chứng đầu tiên của sự nhiễm độc tiền đình.
Gentamicin tương kỵ với furosemid, heparin, natri bicarbonat và một vài dung dịch dinh dưỡng dùng ngoài đường tiêu hóa. Gentamicin có phản ứng với các chế phẩm có pH kiềm hoặc với các thuốc không ổn định ở pH acid.
Huuthanhphar.
Lưu ý: Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Tài liệu tham khảo:
Dược thư quốc gia Việt Nam.
Bộ Y tế (2016), Dược lý học, Nhà xuất bản Y học.