Meronem 1g

TÓM TẮT – Meropenem

NHÓM THUỐC:

Meropenem là một kháng sinh tổng hợp nhóm carbapenem, có cấu trúc và tác dụng dược lý tương tự các thuốc trong nhóm là imipenem và ertapenem.

THÀNH PHẦN:

Meropenem trihydrat 1g

CHỈ ĐỊNH:

Điều trị các vi khuẩn nhạy cảm, như:

Viêm phổi và viêm phổi bệnh viện.
Nhiễm khuẩn đường niệu.
Nhiễm khuẩn trong ổ bụng.
Nhiễm khuẩn phụ khoa, như viêm nội mạc tử cung và các bệnh lý viêm vùng chậu.
Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da.
Viêm màng não.
Nhiễm khuẩn huyết.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Quá mẫn với meropenem hoặc carbapenem.
Có tiền sử bị phản ứng phản vệ khi dùng beta-lactam.

TÁC DỤNG:

Meropenem là chất diệt khuẩn có tác động tương tự penicilin bằng cách ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn.

TÁC DỤNG PHỤ:

Máu và hệ bạch huyết: Tăng tiểu cầu.
Thần kinh: Đau đầu.
Tiêu hóa: Táo bón, tiêu chảy, nôn và buồn nôn, đau bụng.
Gan, mật: Tăng transminase, phosphatase kiềm, lactic dehydrogenase huyết thanh.
Da: Mẩn, ngứa.
Tại chỗ tiêm: Viêm, đau.

LIỀU DÙNG:

Liều dùng cho người lớn:
Viêm phổi, nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng, nhiễm khuẩn trong ổ bụng có biến chứng, nhiễm khuẩn trong và sau khi sinh con, nhiễm khuẩn da và tổ chức dưới da: 500 mg hoặc 1 g, mỗi 8 giờ.
Viêm phế quản phổi ở bệnh nhân xơ hang, viêm màng não: 2 g mỗi 8 giờ.
Bệnh nhân sốt do giảm bạch cầu: 1 g mỗi 8 giờ.
Liều dùng ở trẻ em:
Trẻ từ 3 tháng đến 11 tuổi, cân nặng dưới 50 kg:
Viêm phổi (viêm phổi cộng đồng hoặc mắc phải tại bệnh viện), nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng, nhiễm khuẩn trong ổ bụng có biến chứng, nhiễm khuẩn trong và sau cuộc đẻ, nhiễm khuẩn da và tổ chức dưới da: 10 mg/kg hoặc 20 mg/kg, mỗi 8 giờ.
Viêm phế quản phổi ở bệnh nhân xơ hang, viêm màng não: 40 mg/kg, mỗi 8 giờ.
Bệnh nhân sốt giảm bạch cầu:
20 mg/kg, mỗi 8 giờ.
Trẻ cân nặng từ 50 kg trở lên dùng liều như người lớn.

THÔNG TIN THUỐC – Meropenem

DƯỢC LỰC HỌC:

Meropenem là chất diệt khuẩn có tác động tương tự penicilin bằng cách ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn.
Thuốc có phổ hoạt tính in vitro rộng đối với các vi khuẩn Gram dương, Gram âm, ưa khí và kỵ khí, và bền vững đối với sự thủy giải của các beta – lactamase được tiết ra bởi hầu hết các loài vi khuẩn.

DƯỢC ĐỘNG HỌC:

Sau khi tiêm tĩnh mạch meropenem với liều 1 g trong thời gian 5 phút, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được tương ứng khoảng 50 microgram/ml và 112 microgram/ml.
Truyền tĩnh mạch với liều tương đương trong 30 phút, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được tương ứng khoảng 23 microgram/ml và 49 microgram/ml.
Meropenem có nửa đời thải trừ trong huyết tương khoảng 1 giờ, thời gian này có thể tăng ở bệnh nhân suy thận và tăng một ít đối với trẻ em.
Meropenem được phân bố rộng khắp các mô và dịch cơ thể kể cả dịch não tủy và mật.

Thuốc gắn kết khoảng 2% với protein huyết tương.
Thuốc bền hơn với men dehydropeptidase I ở thận so với imipenem.
Bài tiết chủ yếu trong nước tiểu bằng cách bài tiết ở ống thận và lọc qua cầu thận. Khoảng 70% liều sử dụng được tìm thấy trong nước tiểu dưới dạng không đổi trong 12 giờ và nồng độ trong nước tiểu trên 10 microgram/ml được duy trì trong 5 giờ sau khi tiêm 1 liều 1g.
Meropenem có 1 chất chuyển hóa là ICI-213689, không có hoạt tính và được bài tiết trong nước tiểu. Meropenem được loại bỏ bởi thẩm phân máu.

TƯƠNG TÁC THUỐC:

Aminoglycosid: Tương tác dược lực học, hiệp đồng tác dụng trên vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa.
Probenecid: Probenecid làm giảm bài tiết meropenem qua ống thận, làm tăng nồng độ thuốc trong máu và kéo dài thời gian thải trừ thuốc. Nên tránh sử dụng đồng thời.
Acid valproic: Meropenem làm giảm nồng độ acid valproic xuống dưới giới hạn điều trị mong muốn, cần thận trọng khi dùng phối hợp.
Thuốc chống đông máu dùng đường uống: Meropenem có thể làm tăng tác dụng chống đông của warfarin khi dùng đồng thời, cần thận trọng.

Huuthanhphar.

Lưu ý: Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Tài liệu tham khảo:
Dược thư quốc gia Việt Nam.
Bộ Y tế (2016), Dược lý học, Nhà xuất bản Y học.

Để lại một bình luận