Dược lý 1

NỘI DUNG

Dược lý 1-12

C1. Tác dụng hiệp đồng khi phối hợp thuốc: định nghĩa, có mấy kiểu tác dụng hiệp đồng, lấy ví dụ minh họa?

1. Định nghĩa

  • Khi phối hợp 2 hay nhiều thuốc chúng làm tăng tác dụng của nhau người ta gọi đó là tác dụng hiệp đồng.
  • Có 2 kiểu hiệp đồng: hiệp đồng cộng và hiệp đồng tăng cường

2. Tác dụng hiệp đồng, ví dụ

2.1 Hiệp đồng cộng

  • Hiệp đồng cộng là trường hợp khi phối hợp 2 hay nhiều thuốc tác dụng thu được bằng tổng tác dụng các thành phần.
  • Loại hiệp đồng này thường xảy ra đối với các thuốc có cùng hướng tác dụng
  • Ví dụ tăng tác dụng buồn ngủ khi dùng đồng thời các thuốc ức chế thần kinh;
  • Tăng nguy cơ chảy máu khi dùng đồng thời các thuốc chống đông với NSAIDs

2.2 Hiệp đồng tăng cường

  • Là khi phối hợp 2 hay nhiều thuốc có tác dụng lớn hơn tác dụng của các thành phần.
  • Trong hiệp đồng tăng cường thuốc tác dụng lên các recetor khác nhau.
  • Ví dụ: thuốc ngủ barbituric với clopromazin sẽ có tác dụng gây ngủ sâu và kéo dài hơn
  • Dùng đồng thời Insulin với propanolon tác dụng hạ đường huyết sẽ mạnh hơn và kéo dài hơn

2.3 Lợi ích của tác dụng hiệp đồng

  • Kiến thức về tác dụng hiệp đồng rất cần thiết trong điều trị vì phối hợp thuốc hợp lý sẽ giảm được liều lượng thuốc, giảm được các tác dụng phụ lại tăng hiệu quả điều trị.
  • Ví dụ: Thuốc sốt rét Fansidar: pyrimethamin + sulfadoxin; Co-trimoxazol: sulfamethoxazol + trimetoprime
  • Cần lưu ý khi dùng đồng thời các thuốc dẫn đến những tai biến nghiêm trọng.
  • Ví dụ: Meprobamat + rượu: ngộ độc rượu cấp do tăng cường tác dụng ức chế thần kinh của rượu.

C2. Các yếu tố thuộc về thuốc ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc?

1. Tính chất hóa lý, cấu trúc hóa học và tác dụng của thuốc

1.1 Tính chất hóa lý

  • Trong tính chất hóa lý, độ tan và mức độ phân ly có vai trò rất quan trọng
  • Độ tan của thuốc được xác định bằng hệ số phân bố lipid/ nước, là tỷ số giữa  nồng độ thuốc trong lipd và nồng độ thuốc trong nước.
  • Mức độ hấp thu phụ thuốc rất lớn vào hệ số phân bố lipid/ nước của chúng.
  • Những thuốc có hệ số lipid/ nước cao dễ thấm qua hàng rào máu não.
  • Những thuốc có chứa các nhóm chức năng oxy hay nitrogen thường tan tốt trong nước, những thuốc chứa nhiều chuỗi hydrocarbon hay cấu trúc vòng thường tan tốt trong lipid.
  • Mức độ phân ly biểu thị bằng hằng số phân ly pKa, phụ thuộc vào pH môi trường.

1.2 Cấu trúc hóa học

  • Mỗi phân tử thuốc thường cấu tạo gồm nhân và nhóm chức, nhân đóng vai trò quyết định ái lực của thuốc đối với trung tâm hoạt động của recetor hay enzym và quyết định kiểu tác dụng của thuốc.
  • Ví dụ nhóm -NH2, -SO3H, -OH ảnh hưởng đến độ phân cực và độ tan của thuốc.
  • Các dạng đồng phân ảnh hưởng rất lớn đến tác dụng của thuốc, đặc biệt đồng phân quang học và hình học
  • Ví dụ Levophanol có tác dụng giảm đau kiểu opioid và chống ho còn dextrophanol chỉ có tác dụng chống ho.
  • Estrogenic tác dụng chỉ bằng 7% dạng trans
  • Dopamin không qua hàng rào máu não, nhưng L-dopamin (Levo-dopa) chất tiền thân của dopamin thì qua được.

2. Liều lượng và tác dụng của thuốc

Liều lượng của thuốc

  • Liều lượng thuốc là lượng thuốc đưa vào cơ thể để có tác dụng phòng bệnh, trị bệnh
  • Tùy theo liều lượng dùng sẽ có các tác dụng khác nhau.
  • Ví dụ: liều điều trị, liều tối đa, liều tấn công, liều duy trì, liều gây chết 50% súc vật thí nghiệm, liều gây chết 100% súc vật thí nghiệm, liều một lần, liều 1 ngày, liều một đợt điều trị.

Liều lượng và tác dụng của thuốc

  • Mức độ tác dụng của thuốc phụ thuốc vào số lượng recetor tương tác với thuốc, phụ thuộc vào nồng độ thuốc ở nơi tác dụng, nồng độ thuốc tại nơi tác dụng và nồng độ thuốc trong huyết tương.
  • Chỉ số điều trị I = LD50/ ED50, thuốc có chỉ số an toàn cao khi I >=10

3. Tương tác thuốc

  • Tương tác thuốc là sự thay đổi tác dụng của thuốc khi dùng đồng thời 2 hay nhiều thuốc hay có một thuốc đã dùng trước đó.
  • Tác dụng cua thuốc cũng ảnh hưởng bởi thức ăn hay đồ uống, ô nhiễm môi trường.
  • Tương tác có thể xảy ra theo cơ chế dược lực hay dược động học của thuốc.
  • Tương tác dược lực: tác dụng hiệp đồng (hiệp đồng cộng, hiệp đòng tăng cường), tác dụng đối lập.
  • Tương tác dược động: tương tác trong các quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ thuốc.

4. Dạng thuốc:

Dạng thuốc là hình thức trình bày đặc biệt của dược chất để đưa dược chất vào cơ thể. Dạng thuốc phải được bào chế sao cho tiện bảo quản, vận chuyển, sử dụng và phát huy tối đa hiệu  lực chữa bệnh của thuốc.

  • Có thể tóm tắt quá trình hình thành và phát huy tác dụng của một dạng thuốc trong cơ thể như sau:

Dược chất + tá dược – dạng thuốc – dược chất vào máu – hiệu quả điều trị.

  • Qua sơ đồ, ta thấy từ 1 dược chất, các nhà bào chế có thể đưa ra thị trường nhiều loại biệt dược (dạng thuốc) khác nhau, có sinh khả dụng khác nhau do đó có ảnh hưởng khác nhau tới hiệu quả điều trị.

Trạng thái của dược chất

  • Độ tán nhỏ: thuốc càng mịn, diện tiếp xúc càng tăng, hấp thu thuốc càng nhanh.
  • Dạng vô định hình và dạng tinh thể: thuốc rắn ở dạng vô định hình dễ tan, dễ hấp thu.

Tá dược:

  • Tá dược không phải chỉ là “chất độn” để bao gói thuốc mà còn ảnh hưởng đến độ hòa tan, khuếch tán…của thuốc.
  • Khi thay calci sulfat (thạch cao, tá dược cổ điển) bằng lactose để dập viên diphenylhydantoin, đã gây hàng loạt ngộ độc diphenylhydantoin do lượng thuốc được hấp thu nhiều hơn (Úc, 1968).
  • Nguyên nhân là tá dược calci sulfat chỉ đóng vai trò một khung mang, không tiêu và xốp, làm dược chất được giải phóng từ từ trong ống tiêu hóa. Còn lactose lại làm dược chất dễ tan, nên được hấp thu nhanh trong thời gian ngắn.

4. Kỹ thuật bào chế và dạng thuốc:

Kỹ thuật bào chế là một yếu tố không kém phần quan trọng có tác động trực tiếp đến sinh khả dụng của thuốc, có thể kiểm soát được sự giải phóng dược chất và vị trí để thuốc giải phóng (giải phóng tại đích). Vì vậy nó thường được các nhà sản xuất giữ bí mật.

Hiện có rất nhiều dạng thuốc khác nhau được sản xuất theo các kỹ thuật khác nhau để sao cho:

  • Hoạt tính của thuốc được vững bền.
  • Dược chất được giải phóng với tốc độ ổn định.
  • Dược chất được giải phóng tại nơi cần tác động (giải phóng tại đích, targetting medication).
  • Thuốc có sinh khả dụng cao.

 

C3. Các yếu tố thuộc về người bệnh ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc?

  1. Tuổi tác:

Mức độ cảm thụ với thuốc thay đổi tùy theo tuổi tác, thông thường TE và người già nhạy cảm với thuốc nhiều hơn:

Trẻ em:

  • Hệ thống chuyển hóa thuốc chưa hòan thiện, như thiếu enzym UDP –glucuronyl transferase nên dễ gây ngộ độc các thuốc chuyển hóa theo cách glucuro kết hợp như chloramphenicol gây hội chứng xám ở trẻ sơ sinh và dễ bị nhiễm bilirubin.
  • Gắn vào protein huyết tương kém.
  • Hàng rào máu não chưa phát triển đầy đủ. Cần thận trọng khi sử dụng những thuốc có TD trên hệ TKTW.
  • Ví dụ: TE <5t không dùng dẫn xuất của Morphin vì có thể gây ngưng thở đột ngột..
  • Hệ thuống đào thải thuốc qua thận cũng chưa hoàn chỉnh, nên thuốc được đào thải chậm hơn người lớn.

Ở người già:

  • Người già cũng rất nhạy cảm với thuốc với nhiều nguyên nhân như khả năng chuyển hóa và đào thải thuốc kém.
  • Người già không chịu được thuốc làm giảm nước trong cơ thể.
  • Cần thận trọng khi dùng thuốc làm tăng huyết áp.
  1. Trọng lượng:

Liều dùng thuốc tùy thuộc vào trọng lượng.

Liều của TE được tính theo nhiều cách:

Dựa vào thể trọng:

Liều TE = (liều người lớn X thể trong TE)/ 60; 60 là trọng lượng trung bình của người lớn.

Dựa vào tuổi:

Quy tắc Young (áp dụng cho TE>2t)

  • Liều TE = (tuổi x liều người lớn) / tuổi + 12

Quy tắc Freid (áp dụng cho TE<2t):

  • Liều TE = (tuổi (theo tháng) x liều người lớn) / 150.

Dựa trên diện tích bề mặt cơ thể:

  • Liều TE = (DT BMCT TE (m2) x liều người lớn) / 1,73m2.
  1. Giới tính:

  • Hoạt tính của thuốc có khi biến đổi tùy theo giới tính.
  • VD thuốc tác động kích thích của Morphin mạnh hơn đối với phụ nữ.
  1. Giống nòi:

Hoạt tính của dược phẩm thay đổi theo giống nòi, cơ thể trở nên quen thuốc. Do đó muốn đạt được tác dụng như ban đầu phải tăng liều. Đó là sự dung nạp thuốc.

  1. Trạng thái cơ thể:

  • Đối với một người quá nhạy cảm với thuốc do bẩm sinh hay do thâu nhận thì ngay ở liều nhỏ cũng có thể sinh ra những phản ứng dữ dội có thể nguy hiểm đến tính mạng.
  • Đó là phản ứng quá mẫn với thuốc, thường xảy ra ở những thuốc dễ gây phản ứng như Penicillin, procain, sulfamid.
  1. Chế độ ăn uống:

Có ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, như thuốc lợi tiểu có tác dụng rõ rệt hơn khi cơ thể có nhiều nước hay natri clorid.

  1. Trạng thái bệnh lý:

  • Mệt mỏi làm tăng độc tính của thuốc.
  • Digitalis chỉ gây tác dụng trên người suy tim, không tác dụng trên người bình thường.
  • Người có chức năng gan thận không bình thường có ảnh hưởng rất lớn đến tác dụng của thuốc do ảnh hưởng đến các quá trình dược lực học và dược động học của thuốc
  1. Thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, cho con bú

  • Progesteron chỉ tác động khi nơi tiếp thu đã ngấm estrogen.
  • Oxytocin chỉ tác động khi tử cung gần ngày sinh.
  • Những thuốc bài tiết qua sữa ảnh hưởng đến trẻ đang bú: những thuốc có độ phân ly cao, liên kết nhiều với protein huyết tương, phân tử lượng lớn rất ít bài tiết qua sữa.

 

C4. So sánh thuốc an thần gây ngủ nhóm barbiturat và benzodiazepin về tác dụng, chỉ định, tác dụng không mong muốn, chống chỉ định?

1. Tác dụng

Giống nhau:

  • Trên TKTW: ức chế TKTW, có tác dụng an thần gây ngủ chọn lọc hơn nhóm barbituric, kéo dài toàn thể giấc ngủ, nhủ sâu, nhẹ nhàng, giảm ác mộng, giảm bồn chồn.
  • Cơ chế: tạo thuận lợi cho GABA gắn vào recetor GABA

Khác nhau:

1.1 Nhóm barbituric:

  • Trên TKTW: ức chế TKTW, tùy thuộc vào liều dùng mà có tác dụng an thần, gây ngủ, chống động kinh, chống co giật
  • Cơ chế: tạo thuận lợi cho GABA gắn vào recetor GABA, nồng độ cao ức chế kênh Na+
  • Các cơ quan khác: giảm nhẹ hoạt động các cơ quan trong cơ thể, liều cao gây ức chế tim, hô hấp, hạ đường huyết, giảm hoạt động cơ trơn, giảm thân nhiệt, giảm mức lọc cầu thận, giảm bài niệu.
  • Làm tăng cường tác dụng của các thuốc ức chế TKTW khác: clopromazin, thuốc gây mê, rượu, strychnin, niketamid

1.2 Nhóm Benzodiazepin:

  • Trên TKTW: ức chế TKTW, có tác dụng an thần gây ngủ chọn lọc hơn nhóm barbituric
  • Tác dụng giãn cơ vân và cơ trơn khi dùng liều cao, diazepam có tác dụng ngay ở liều an thần.
  • Có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp nhẹ, chống loạn nhịp.
  • Cơ chế tác dụng: chủ yếu làm tăng tần suất mở kênh CL- qua trung gian GABA.

2. Chỉ định

Giống nhau:

  • Tiền mê.
  • Các trạng thái TK kích thích, lo âu căng thẳng.
  • Các trạng thái mất ngủ

Khác nhau:

2.1 Nhóm barbituric

  • Co giật, động kinh cơn lớn, phòng co giật sốt cao ở trẻ.
  • Tăng bilirubin huyết, vàng da trẻ sơ sinh.
  • Phối hợp với các thuốc khác trong điều trị cơn đau thắt ngực, đau nữa đầu, nhồi máu não..

2.1 Nhóm benzodiazepin

  • Động kinh cơn nhỏ, co giật do sốt cao, hội chứng cai rượu
  • Các bệnh co cứng cơ

3. Tác dụng không mong muốn.

Giống nhau:

  • Tác dụng ức chế TKTW: buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu, mất điều hòa động tác, run giật nhãn cầu…
  • Giảm độc tính mạn bằng cách giảm liều từ từ trước khi ngừng hẳn.

Khác nhau:

3.1 Nhóm barbituric

  • Độc tính cấp khi dùng quá liều: ngủ sâu, mất phản xạ, hạ thân nhiệt, giãn đồng tử, trụy tim mạch, hô hấp, hôn mê, có thể tử vong
  • Độc tính mạn: co giật, mê sản, mất ngủ, đau cơ khớp.

3.1 Nhóm benzodiazepin

Độc tính cấp ít nguy hiểm hơn nhóm barbituric

4. Chống chỉ định

Giống nhau:

  • Suy hô hấp.
  • Suy gan nặng

Khác nhau:

4.1 Nhóm barbituric

  • Rối loạn chuyển hóa porphyrin

4.1 Nhóm benzodiazepin

  • Nhược cơ
  • Suy thận nặng

C5. Dược động học, tác dụng, cơ chế tác dụng, chỉ định, tác dụng không mong muốn, chống chỉ định của morphin?

1. Dược động học

  • Thuốc được hấp thu qua đường uống, tiêm, hô hấp.
  • Chuyển hóa qua gan lần đầu lớn.
  • Nồng độ tối đa trong máu sau uống: 30-60 phút
  • Liên kết protein huyết tương khoảng 30%.
  • Phân bố nhiều ở: cơ vân, cơ trơn, gan, phổi, thận, nồng độ ở não thấp hơn.
  • Thuốc qua được hàng rào máu não, nhau thai và sữa mẹ.
  • Chuyển hóa ở gan, chủ yếu liên hợp với acid glucuronic
  • Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, một phần qua phân, 90% thuốc thải trong 24 giờ đầu
  • T1/2 từ 2-3 giờ, kéo dài ở người suy thận, trẻ sơ sinh (6-30 giờ)

2. Tác dụng và cơ chế tác dụng

  • Trên TKTW: Giảm đau, an thần gây ngủ, gây cảm giác sảng khoái, tăng trí tưởng tượng, mất cảm giác đói khát, buồn phiền, dùng lâu gây nghiện.
  • Cơ chế: tác dụng chọn lọc trên recetor làm giảm giải phóng các chất dẫn truyền µ TK và tăng ngưỡng chịu đau.
  • Trên hô hấp: ức chế trung tâm hô hấp, ức chế mạnh trung tâm ho và phản xạ ho, gây co thắt cơ trơn phế quản
  • Cơ chế: giảm đáp ứng của tring tâm hô hấp đối với CO2 và ức chế trung tâm hô hấp ở hành não.
  • Tuần hoàn: liều cao làm chậm nhịp tim, giãn mạch và hạ huyết áp.
  • Cơ chế: kích thích trung tâm phó giao cảm, trung tâm vận mạch ở hành não.
  • Tiêu hóa: Giảm trương lực và nhu động sợi cơ dọc, giảm tiết dịch tiêu hóa, tăng trương lực cơ vòng tiêu hóa, co thắt môn vị, hậu môn, cơ vòng Oddi.
  • Tiết niệu: co cơ vòng bàng quang gây bí tiểu
  • Tác dụng khác: dễ gây nôn do kích thích trung tâm gây nôn ở não thất IV, hạ thân nhiệt do kích thích trung tâm tỏa nhiệt, tăng tiết hocmon tuyến yên, giảm chuyển hóa, giảm oxy hóa, co đồng tử do kích thích dây III, giảm tiết dịch nhưng tăng tiết mồ hôi.

3. Chỉ định

  • Đau nặng hoặc không đáp ứng với các thuốc giảm đau khác.
  • Phù phổi cấp thể nhẹ và vừ
  • Tiền mê

4. Tác dụng không mong muốn.

  • Buồn nôn, nôn, táo bón
  • Ức chế hô hấp
  • Co đồng tử, tăng áp lực đường mật, bí tiểu.
  • Mề đay, ngứa

5. Chống chỉ định

  • Suy hô hấp, hen phế quản
  • Chấn thương sọ não hay tăng áp lực nội sọ
  • Co giật
  • Nhiễm độc rượu cấp.
  • Đang dùng các IMAO.
  • Trẻ dưới 30 tháng.
  • Suy gan nặng.
  • Đau bụng cấp không rõ nguyên nhân
  • Thận trong ở người cao tuổi, phụ nữ mang thai.

C6. Dược động học, tác dụng, chỉ định, tác dụng không mong muốn, chống chỉ định của adrenalin?

  1. Dược động học:

  • Hấp thu qua đường tiêm, đặt dưới lưỡi, ít hấp thu và bị phân hủy ở đường tiêu hóa.
  • Phần lớn bị bất hoạt nhanh do thâm nhập vào tế bào thần kinh, do khuyếch tán và do enzym phân giải ở gan và ở các mô.
  • Chuyển hóa ở gan.
  • Bài tiết qua nước tiểu dạng đã chuyển hóa.
  1. Tác dụng:

  • Trên thần kinh trung ương: Liều cao, kích thích thần kinh trung ương gây hồi hộp, bứt rứt.
  • Kích thích Receptor alpha 1 gây co mạch làm tăng huyết áp.
  • Kích thích receptor beta 1 làm tăng nhịp tim, tăng lưu lượng tim, tăng hoạt động tim
  • Trên mắt: giãn đồng tử, tăng nhãn áp.
  • Trên tim: Tăng huyết áp.
  • Trên huyết áp: Tăng huyết áp tâm thu.
  • Trên hô hấp: giãn cơ trơn phế quản.
  • Trên tiêu hóa: giãn cơ trơn tiêu hóa, giảm tiết dịch.
  • Trên tiết niệu: giảm lưu lượng máu tới thận.
  • Trên ngoại tiết: giảm tiết dịch ngoại tiết.
  • Trên chuyển hóa: Giảm tiết Insulin, tăng glucose máu
  1. Cơ chế tác dụng:

  • Kích thích receptor anpha và beta adrenergic, tác dụng trên beta mạnh hơn.
  1. Chỉ định:

  • Cấp cứu sốc phản vệ.
  • Cấp cứu ngừng tim đột ngột.
  • Hen phế quản (hiện ít dùng)
  • Dùng tại chổ để cầm máu niêm mạch, trị viêm mũi, viêm mống mắt
  • Phối hợp với thuốc tê để làm tăng cường tác dụng của thuốc tê
  1. Tác dụng không mong muốn:

  • Lo âu, hồi hợp, loạn nhịp tim.
  • Mạch nhanh, phù phổi, xuất huyết não
  1. Chống chỉ định:

  • Bệnh tim mạch nặng, tăng huyết áp.
  • Xơ vữa động mạch.
  • Cường giáp.
  • Tăng nhãn áp
  • Đái tháo đường
  • Bí tiểu do tắt nghẽn

C7. Dược động học, tác dụng, cơ chế tác dụng, chỉ định, tác dụng không mong muốn, chống chỉ định của amoxicilin?

  1. Dược động học:

  • Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, không ảnh hưởng bởi thức ăn ở dạ dày như Ampicillin.
  • Thuốc đạt nồng độ trong máu sau PO 1-2 giờ, IM khoảng 1 giờ.
  • Phân bố nhanh qua các mô và dịch cơ thể.
  • Thuốc qua được nhau thai và sữa mẹ, vào dịch não tủy kém trừ khi màng não bị viêm.
  • Chuyển hóa ở gan.
  • Thải trừ chủ yếu qua thận.
  1. Tác dụng:

Tác dụng tốt trên Gram âm và Gram dương.

  • Tác dụng diệt khuẩn
  • Gram dương: mất hoạt tính bởi men beta lactamase nên hầu hết không có TD trên VK tiết ra men penicilinase.
  • Gram âm: tác dụng trên các VK ưa khí và kỵ khia Gram âm: Escherichia coli, Enteroid, Salmonela, Shigella.

Các chủng VK kháng như: Pseudomonas, Klebsiella ..

  1. Cơ chế tác dụng:

  • Tác động lên thành tế bào VK bằng cách ức chế giai đoạn cuối của sự tổng hợp peptidoglycan.
  • Các phân tử B lactam gắn vào các protein binding penicilin có hoạt tính enzym hiện diện trên màng VK và ức chế chức năng của enzym này trong quá trình tổng hợp peptidoglycan.
  1. Chỉ định:

Điều trị nhiễm khuẩn các VK nhạy cảm như:

  • NK hô hấp trên: viêm xoang, viêm tai giữa, VPQ.
  • NK đường niệu không biến chứng do E. coli, Enterobacter.
  • NK khác như: NK tiêu hóa, NK huyết.
  1. Tác dụng không mong muốn:

  • Mẫn ngứa, nỗi mề đay, ngoại ban, hội chứng Stevens-Johnson và Lyell, sốc phản vệ.
  • Nhiễm nấm candida do rối loạn hệ VK đường ruột.
  • Thiếu máu tan huyết, giảm bạch cầu
  1. Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm với thuốc.
  • Suy gan thận nặng.

C8. Dược động học, tác dụng, cơ chế tác dụng, chỉ định, tác dụng không mong muốn, chống chỉ định của kháng sinh cephalosporin thế hệ 2?

  1. Dược động học:

  • Hấp thu tốt qua đường uống (Cefuroxim), đường tiêm
  • Thâm nhập tốt vào các mô cơ thể, qua nhau thai và sữa mẹ, trừ dịch não tủy.
  • Chuyển hóa ở gan.
  • Đào thải qua thận dạng không đổi.
  1. Tác dụng:

  • Tác dụng diệt khuẩn
  • Tác động trên tụ cầu khuẩn kém hơn thế hệ I. Tác dụng trên VK gram dương yếu hơn thế hệ I.
  • Bền hơn với men cephalosporinase do VK tiết ra.
  • Có hoạt tính cao hơn trên trực khuẩn Gram âm (H. Influenza, E. coli, Klebsiella) so với TH I.
  1. Cơ chế tác dụng:

  • Tác động lên thành tế bào VK bằng cách ức chế giai đoạn cuối của sự tổng hợp peptidoglycan.
  • Các phân tử B lactam gắn vào các protein binding penicilin có hoạt tính enzym hiện diện trên màng VK và ức chế chức năng của enzym này trong quá trình tổng hợp peptidoglycan.
  1. Chỉ định:

  • Điều trị nhiểm khuẩn các VK nhạy cảm:
  • NK hô hấp trên, NK huyết, NK tiết niệu.
  • NK da, mô mềm, xương, răng.
  • Phòng ngừa NK phẫu thuật tim mạch, chỉnh hình.
  1. Tác dụng không mong muốn:

  • Mẫn ngứa, nỗi mề đay, ngoại ban, hội chứng Stevens-Johnson và Lyell, sốc phản vệ.
  • Nhiễm nấm candida do rối loạn hệ VK đường ruột.
  • Giảm thời gian prothrombin gây rối loạn đông máu.
  • Gây hội chứng disulfiram.
  • Thiếu máu tan huyết, giảm bạch cầu
  1. Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm với thuốc.
  • Suy gan thận nặng

C9. Dược động học, tác dụng, cơ chế tác dụng, chỉ định, tác dụng không mong muốn, chống chỉ định của kháng sinh nhóm aminoglycosid?

  1. Dược động học:

  • Không hấp thu qua đường tiêu hóa nên phải dùng đường tiêm
  • Phân tán kém vào các mô như xương, tiền liệt tuyến, hô hấp, dịch não tủy, nhưng tốt qua màng phổi, hoạt dịch, tập trung nồng độ cao tại thận và tai trong.
  • Chuyển hóa ở gan.
  • Thải trừ qua thận dạng còn hoạt tính.
  • T1/2 1,5-3 giờ
  1. Tác dụng:

  • Tác dụng mạnh trên VK gram âm, trên VK gam dương TD kém hơn nhóm PNC.
  • Cơ chế: gắn vào tiểu đơn vị 30s của robosom vi khuẩn, làm ngăn cản sự tổng hợp protein và làm sai lệch sự phiên mã của m-ARN
  1. Tác dụng không mong muốn:

  • Độc với thận và thần kinh thính giác.
  • Sốc phản vệ
  • Thính giác: rối loạn tiền đình, ốc tai, gây ù tai, chóng mặt, điếc không hồi phục.
  • Thận: tổn thương thận, hoại tử ống thận, viêm thận kẽ có hồi phục.
  • Dị ứng: mề đay, viêm da tróc vảy, viêm miệng.
  • Ức chế dẫn truyền thần kinh cơ: suy hô hấp, liệt cơ, liệt hô hấp
  1. Chỉ định:

Điều trị các nhiễm khuẩn do VK nhạy cảm:

  • NK nặng do VK Gram âm: NK bệnh viện, NK đường mật, NK ổ bụng, NK tiết niệu, dự phòng phẫu thuật, lao, lậu cầu khuẩn, NK huyết, nội tâm mạc..
  • Nhiễm khuẩn tại chổ như da, niêm mạc mắt, tiêu hóa
  • Thường phối hợp với PNC, quinolon, metronidazol để nâng cao hiệu lực.
  1. Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm với thuốc.
  • PNCT.
  • Người có tổn thương thận và thính giác.

C10. Dược động học, tác dụng, cơ chế tác dụng, chỉ định, tác dụng không mong muốn, chống chỉ định của kháng sinh nhóm macrolid?

  1. Dược động học:

  • Erythromycin base bị phá hủy bởi acid dịch vị, nếu dùng đường PO phải ở dạng viên bao phim hay viên nang cốm tan trong ruột, uống xa bữa ăn
  • Các macrolid mới hấp thu tốt hơn, không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
  • Phân bố tốt ở nhiều mô: gan, phổi, tỳ tạng, tiền liệt tuyến, xương, qua được nhau thai, phân tán kém ở dịch não tủy.
  • Thời gian bán thải: 2 giờ (Erythromycin) -12 giờ (Roxithromycon), Azithromycin có t1/2 từ 40 đến 68 giờ.
  • Chuyển hóa ở gan.
  • Thải trừ chủ yếu qua mật, Clarithromycin qua nước tiểu.
  1. Tác dụng:

  • Phổ TD chủ yếu lên VK Gram dương: Streptococcus, Staphylococcus, Bacillus anthracis, Listeria monocytogenes, diphteriae.
  • Trực khuẩn gram dương: clostridium
  • Mầm nội bào: Mycoplasma – vi khuẩn không điển hình.
  • Erythro không có TD trên VK ưa khí Gram âm ở ruột
  • Tác dụng kiềm khuẩn ở nồng độ thường, diệt khuẩn ở nồng độ cao.
  1. Cơ chế tác dụng:

  • Ức chế tổng hợp protein vi khuẩn do gắn vào tiểu đơn vị 50S của Ribosom, ngăn phản ứng chuyển vị peptidyl-ARNt từ vị trí tiếp nhận sang vị trí cho nên các aminoAcyl-ARNt mới không thể vào vị trí tiêp nhận, làm cho các Acid amin không gắn vào chuỗi peptid đang thành lập, ức chế tạo thành LK peptid làm gián đoạn quá trình tạo thành protein của VK nên có tác dụng kiềm khuẩn.
  1. Chỉ định:

Điều trị các VK nhạy cảm bao gồm:

  • Các nhiễm khuẩn ở đường hô hấp, da, mô mềm, tiết niệu, sinh dục.
  • Điều trị nhiễm Toxoplasma ở PNCT
  • Clarithromycin chỉ định trong điều trị HP
  • Dự phòng thấp khớp cấp (thay thế penicillin).
  1. Tác dụng phụ:

  • Tiêu hóa: nôn nao, khó chịu, đau bụng, tiêu chảy.
  • Erythromycin: viêm gan ứ mật, kích ứng gây viêm tắt mạch (Erythromycin)
  • Độc thính giác có hồi phục
  • Xoắn đỉnh khi dùng liều cao (hiếm)
  1. Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm với thuốc.
  • Viêm gan, rối loạn porphyrin.
  • Dung chung với Tefenadine (Clarithromycin)
  1. Tương tác thuốc:

  • Gây ức chế enzym chuyển hóa của nhiều thuốc như: Theophylin, methylprednisolon, Ergometrin, lovastatin, acid valproic.
  • Tác dụng hiệp đồng với: warfarin, digoxin làm tăng hiệu quả và độc tính thuốc phối hợp.
  • Đặc biệt khi phối hợp với Terfenadin, Astemizol có thể gây xoắn đỉnh.
  • Nếu phối hợp với macrolid khác hay Lincosamid gây giảm tác dụng do cạnh tranh vị trí tác dụng.

 

C11. Dược động học, tác dụng, cơ chế tác dụng, chỉ định, tác dụng không mong muốn, chống chỉ định của kháng sinh nhóm fluoroquinolon?

  1. Dược động học:

  • Hấp thu nhanh và dễ dàng qua đường tiêu hóa, SKD # 70-95%.
  • Thức ăn và các thuốc kháng acid làm chậm hấp thu thuốc.
  • Phân bố rộng khắp các mô và dịch cơ thể.
  • Ít qua hàng rào máu não ở bình thường, xâm nhập tốt khi mằng não bị viêm.
  • Qua được nhau thai và sữa mẹ.
  • Chuyển hóa ở gan.
  • Thải trừ chủ yếu qua thận.
  • Thời gian bán thải: 3 giờ (Norfloxacin, Ciprofloxacin) đến 10 giờ (Pefloxacin, Feroxacin) hay trên 10 giờ như Sparfloxacin và kéo dài hơn ở BN suy thận
  1. Tác dụng:

  • Tác dụng diệt khuẩn
  • Tác dụng mạnh trên VK gram âm ưa khí: Enterobacter, E. coli, Shigella, Salmonella, Haemophilus, Pseudomonas aeruginosa.
  • Ít tác dụng trên gram âm kị khí.
  1. Cơ chế tác dụng:

  • Ức chế sự sao chép của AND VK bằng cách ức chế hai enzym Topoisomerase II và IV ở VK.
  • Các enzym này có vai trò xoắn và tháo xoắn DNA là hiện tượng cần thiết cho sự sao chép AND ở VK.
  1. Chỉ định:

Điều trị các VK nhạy cảm:

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiền liệt tuyến.
  • NK tại chổ hay toàn thân: màng não, xương khớp, tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu, sinh dục, tiền liệt tuyến.
  • Viêm phổi cộng đồng, VPQ mạn tính
  1. Tác dụng không mong muốn:

  • Nhạy cảm ánh sáng (da).
  • Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy.
  • Rối loạn thần kinh: đau đầu, chóng mặt, mất ngủ.
  • Đau khớp và cơ khi trị liệu kéo dài.
  • Tổn thương gân gót.
  • Rối loạn về máu: thiếu máu tan huyết ở người thiếu G6PD.
  • Độc tính trên gan (Trovafloxacin), có thể gây suy gan.
  • Kéo dài khoảng QT (Sparfloxacin)
  1. Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm với thuốc.
  • Mang thai, cho con bú.
  • Trẻ em < 16T.
  • Người thiếu men G6PD.
  • Bệnh đái tháo đường với Galifloxacin.
  1. Tương tác:

  • Thuốc kháng acid làm giảm hấp thu quinolon.
  • Quinolon làm tăng hoạt tính của Warfarin, Theophylin do giảm độ thanh lọc các thuốc này.
  • Cimetidine làm giảm chuyển hóa quinolon, tăng thời gian bán thải.

C12. Dược động học, tác dụng, cơ chế tác dụng, chỉ định, tác dụng không mong muốn, chống chỉ định của metronidazol?

  1. Dược động học:

  • Hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa.
  • Thâm nhập tốt vào các mô cơ thể, kể cả nước bọt, dịch âm đạo, tinh dịch, sữa mẹ và dịch não tủy.
  • Liên kết protein huyết tương 10-20%.
  • Chuyển hóa ở gan, chất chuyển hóa còn hoạt tính.
  • Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
  • T1/2 khoảng 8 giờ.
  1. Tác dụng:

  • Tác dụng tốt trên amip trong và ngoài ruột.
  • Tác dụng tốt với Trichomonas viganakis, VK kỵ khí gram âm, kể cả Bacteroid, Clostridium, Helicobacter.
  • Không có tác dụng trên VK ưa khí.
  1. Cơ chế tác dụng:

  • Nhóm nitro của metronidazol bị khử bởi protein vận chuyển electron hoặc ferredoxin.
  • Metronidazol dạng bị khử phá vỡ cấu trúc xoắn của AND tiêu diệt VK và sinh vật đơn bào.
  1. Tác dụng không mong muốn:

  • Thường gặp: chán ăn, buồn nôn, khô miệng, tiêu chảy, nhức đầu, miệng có vị kim loại.
  • Nặng: co giật, mất điều hòa, bệnh não, giảm bạch cầu, rối loạn đông máu.
  • PNCT 3 tháng đầu.
  • Khi sử dụng rượu (gây hội chứng Disulfuram)
  1. Chỉ định:

  • Điều trị các VK còn nhạy cảm:
  • Trị lỵ amip các thể.
  • Trị nhiễm Trichomonas vaginalis và các bệnh do sinh vật đơn bào khác.
  • Trị NK răng miệng, tiêu hóa, ổ bụng, phụ khoa, TKTW, NK huyết do VK kỵ khí.
  • Dự phòng phẫu thuật đường tiêu hóa, phụ khoa.
  1. Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm với thuốc.
  • Bệnh nhân động kinh.
  • Rối loạn đông máu.
  • Thai 3 tháng đầu, cho con bú.
  1. Tương tác:

  • Metro làm tăng tác dụng của Warfarin, Lithium, thuốc giãn cơ không khử cực.
  • Các thuốc cảm ứng enzym như: phenobarbital, Rifampicin làm gảim tác dụng của Metro.
  • Thuốc gây hội chứng disulfiram vì vậy không uóng rượu khi dùng thuốc.

Để lại một bình luận