TÓM TẮT – Phytomenadion
NHÓM THUỐC:
Khoáng chất và vitamin: chống đông
THÀNH PHẦN:
Phytomanadion 10mg
CHỈ ĐỊNH:
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Mẫn cảm với thuốc.
Không được tiêm bắp trong các trường hợp có nguy cơ xuất huyết cao.
TÁC DỤNG:
Vitamin K là một thành phần quan trọng của hệ enzym gan tổng hợp ra các yếu tố đông máu như prothrombin (yếu tố II), các yếu tố VII, IX và X, và các protein C và protein S.
Khi điều trị bằng các thuốc chống đông kiểu coumarin, vitamin K bị đẩy ra khỏi hệ enzym này, làm giảm sự sản xuất các yếu tố đông máu.
Vì đây là kiểu thay thế cạnh tranh nên nồng độ cao vitamin K có thể hồi phục lại sự sản sinh ra các yếu tố đông máu.
Do đó vitamin K1 là một thuốc giải độc khi dùng quá liều warfarin hoặc các thuốc chống đông kiểu coumarin.
TÁC DỤNG PHỤ:
Tiêm, đặc biệt là đường tĩnh mạch có thể gây nóng bừng, toát mồ hôi, hạ huyết áp, chóng mặt, mạch yếu, hoa mắt, tím tái, phản ứng dạng phản vệ, dị ứng, vị giác thay đổi.
Liều lớn hơn 25 mg có thể gây tăng bilirubin huyết ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ đẻ non.
Tiêm tĩnh mạch cũng có thể gây các phản ứng nặng kiểu phản vệ (thậm chí ở cả người bệnh chưa từng dùng thuốc), dẫn đến sốc, ngừng tim, ngừng hô hấp và chết.
Phytomenadion gây kích ứng da và đường hô hấp
LIỀU DÙNG:
Tiêm truyền tĩnh mạch chậm (1 mg/phút) 10 mg (đến 20 mg) phytomenadion.
Truyền máu hoặc huyết tương tươi cùng với phytomenadion.
Phòng bệnh: 0,5 – 1 mg (1/2 đến 1 lọ 1 mg), tiêm bắp ngay sau khi đẻ.
Ðiều trị: 1 mg/kg (1 – 5 lọ 1 mg)/ngày, tiêm bắp trong 1 – 3 ngày (có thể cho trẻ uống trong sữa vào ngày thứ hai và thứ ba).
Tiêm truyền tĩnh mạch chậm 10 – 20 mg phytomenadion, sau đó uống. Theo dõi đều đặn (3 giờ sau) trị số prothrombin cho đến khi đông máu trở lại bình thường. Nếu vẫn chưa có đáp ứng đủ, nên dùng tiếp.
Không được tiêm truyền tĩnh mạch quá 40 mg phytomenadion trong 24 giờ.
THÔNG TIN THUỐC – Phytomenadion
DƯỢC LỰC HỌC:
Vitamin K là một thành phần quan trọng của hệ enzym gan tổng hợp ra các yếu tố đông máu như prothrombin (yếu tố II), các yếu tố VII, IX và X, và các protein C và protein S.
Khi điều trị bằng các thuốc chống đông kiểu coumarin, vitamin K bị đẩy ra khỏi hệ enzym này, làm giảm sự sản xuất các yếu tố đông máu.
Vì đây là kiểu thay thế cạnh tranh nên nồng độ cao vitamin K có thể hồi phục lại sự sản sinh ra các yếu tố đông máu.
Do đó vitamin K1 là một thuốc giải độc khi dùng quá liều warfarin hoặc các thuốc chống đông kiểu coumarin.
DƯỢC ĐỘNG HỌC:
Sinh khả dụng của vitamin K1 sau khi tiêm bắp là khoảng 50%.
Tuy nhiên không được tiêm bắp nếu có nguy cơ cao về xuất huyết.
Có sự khác biệt lớn về nồng độ trong huyết tương giữa các cá thể sau khi tiêm bắp. Thể tích phân bố là 5 lít. Thời gian bán thải trong huyết tương là 1,5-3 giờ.
Sau khi chuyển hoá, vitamin K1 liên kết với acid glucuronic.
Thải trừ qua mật và nước tiểu.
TƯƠNG TÁC THUỐC:
Dicumarol và các dẫn chất có tác dụng đối kháng với vitamin K.
Các chất chống đông có thể giảm hoặc mất tác dụng khi dùng với vitamin K. Do đó có thể dùng vitamin K làm chất giải độc khi bị quá liều.
Khi bị giảm prothrombin huyết do dùng gentamicin và clindamycin thì người bệnh không đáp ứng với vitamin K tiêm truyền tĩnh mạch.
Huuthanhphar.
Lưu ý: Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Tài liệu tham khảo:
Dược thư quốc gia Việt Nam.
Bộ Y tế (2016), Dược lý học, Nhà xuất bản Y học.